THỐNG KINH Dysménorrhée – Dysmenorrhea

Thống kinh là chứng đau bụng dưới lúc hành kinh. Bình thường người phụ nữ trước khi hành kinh có dấu hiệu bụng dưới hơi căng tức, bụng đau lâm ram, lưng mỏi. Nếu bụng đau nhiều, đau từng cơn kèm nôn mửa, tiêu chảy. Cơn đau xảy ra không nhất định: có khi trước kinh kỳ, có khi sau kinh kỳ, có khi đang hành kinh thì đau.

Chứng này gọi là ‘Thống kinh’, ‘Hành kinh đau bụng, ‘Kinh hành phúc thống’, ‘Kinh nguyệt đau’.

Tình trạng đau cũng khác nhau: có khi đau cuộn lên, đau như dùi đâm, có khi đau lâm râm, đau trướng, đau trụt xuống… cơn đau nặng nhẹ, nhanh hoặc lâu tùy từng cơ thể…

Vị trí đau cũng thay đổi: có khi đau giữa bụng dưới, có khi đau hai bên hoặc một bên, có khi đau sau lưng, cũng có khi đau lan đến sườn và xuống chân nữa.

Nguyên Nhân

Nguyên nhân chủ yếu gây nên thống kinh là do khí huyết vận hành không lưu thôn. Vì kinh nguyệt là do huyết hóa ra, mà huyết lại tùy vào khí để vận hành. Nếu khí huyết đầy đủ, khí thuận huyết hòa thì kinh đi thông, không có trở ngại, không bị đau khi đến chu kỳ kinh. Nếu khí hư, huyết ít hoặc khí trệ, huyết ứ làm cho kinh xuống bị trở ngại, không thông sẽ gây nên đau (thống tắc bất thông).

Thận Khí Hư Tổn: Tiên thiên Thận khí bất túc hoặc sinh hoạt tình dục quá độ hoặc bị bệnh lâu ngày làm tổn thương khí huyết, thận hư thì tinh suy, huyết thiếu, mạch Xung Nhâm bất túc, sau khi hành khinh huyết bị mất đi, bào mạch bị hư yếu, không được nhu dưỡng. Theo người xưa ‘bất vinh tắc thống’ (không được nuôi dưỡng thì đau), vì vậy sẽ gây nên thống kinh.

Khí Huyết Hư Yếu: Cơ thể vốn suy nhược, khí huyết bất túchoăcj bệnhnăngj lâu ngày làm hâo toỏn khí huyết hoặc Tỳ Vị suy yếu, nguồn vận hóa bất túc, khí hư huyết thiếu, khi hành kinh huyết bị mất đi, khí huyết ở mạch Xung Nhâm bị suy yếu, bào mạch không được nuôi dưỡng mà ‘bất vinh tắc thống’ (không được nuôi dưỡng thì đau), vì vậy sẽ gây nên thống kinh.

Khí Trệ Huyết Ứ: Bản tính vốn bị uất ức, hoặc tức giận làm tổn thương Can, Can uất, khí trệ, khí trệ thì huyết ngưng, khi hành kinh hoặc sau khi sinh, huyết dư còn lưu lại bên trong, tụ lại thành ứ huyết ở mạch Xung, Nhâm khjiêns cho huyết vận hành không thông, trước khi hành kinh hoặc lúc hành kinh ứ huyết này rót vào mạch Xung, Nhâm, khí huyết ở bào mạch bị ngưng trệ, ‘bất vinh tắc thống’ (không được nuôi dưỡng thì đau), vì vậy sẽ gây nên thống kinh.

Hàn Ngưng Huyết Ứ: Đang hành kinh hoặc sau khi sinh mà cảm phải hàn tà hoặc ăn nhiều thức ăn sống lạnh, hàn tà xâm nmhâpj vào mạch Xung, Nhâm, khiến cho khí huyết bị ngưng trệ không thông. Trước khi hành khinh, khí huyết dồn xuóng mạch Xung Nhâm, khí huyết ở bào mạch bị ngưng trệ, ‘bất vinh tắc thống’ (không được nuôi dưỡng thì đau), vì vậy sẽ gây nên thống kinh.

Thấp Nhiệt Uẩn Kết: Cơ thể vốn có thấp nhiệt uẩn kết bên trong hoặc sau khi hành kinh hoặc sau khi sinh cảm phải thấp nhiệt khiến cho huyết bị kết lại ở mạch Xung Nhâm, bào cung, làm cho khí huyết không lưu thông. Khi hành kinh, khí huyết dồn xuống mạch Xung Nhâm, bào mạch khiến cho khí huyết bị ủng trệ, ‘bất vinh tắc thống’ (không được nuôi dưỡng thì đau), vì vậy sẽ gây nên thống kinh.

Triệu Chứng

Thận Khí Suy Tổn: Khi hành kinh hoặc sau khi hành kinh, bụng dưới trướng đau, thích xoa ấn, kinh nguyệt ít, mầu nhạt, có cục, đầu váng, tai ù, lưng đau, chân yếu, tiểu nhiều, da mặt sạm tối, lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng, mạch trì Tế.

Điều trị: Bổ Thận, chấn tinh, dưỡng huyết, chỉ thống. Dùng bài Điều Can Thang (Phó Thanh Chủ Nữ Khoa): Đương quy, Bạch thược, Sơn thù, Ba kích, Cam thảo, Sơn dược, A giao.

(Ba kích, Sơn thù bổ Thận khí, chấn thận tinh; Đương quy, Bạch thược, A giao dưỡng huyết, hoãn cấp chỉ thống; Sơn dược, Cam thảo bổ Tỳ Thận, sinh tinh huyết).

Lượng kinh ra ít thêm Lộc giác giao, Thục địa, Câu kỷ tử. Xương cùng đau thêm Tang ký sinh, Đỗ trọng, Cẩu tích.

Khí Huyết Hư Nhược: Hành kinh hoặc sau khi hành kinh bụng dưới trướng đau, thích xoa ấn, lượng kinh ít, mầu nhạt, có cục, tinh thần mỏi mệt, đấu váng, hoảng sợ, mất ngủ, hay mơ, da mặt xanh trắng, lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng, mạch Tế Nhược.

Điều trị: Bổ khí, dưỡng huyết, hòa trung, chỉ thống. Dùng bài Hoàng Kỳ Kiến trung Thang (Kim Quỹ Yếu Lược): Hoàng kỳ, Bạch thược, Quế chi, Chích thảo, Sinh khương, Đại táo, Di đường. Thêm Đương quy, Đảng sâm.

(Hoàng kỳ, Đảng sâm, Quế chi bổ khí, ôn trung, thông kinh, chỉ thống; Đương quy, Bạch thược, Đường dưỡng huyết, hòa trung, hoãn cấp, chỉ thống; Chích thảo, Sinh khương, Đại táo kiện Tỳ Vi, sinh khí huyết; Đường bổ khí huyêtssss, làm mạnh trung châu).

Khí Trệ Huyết Ngưng: Trước khi hành kinh hoặc khi hành kinh, bụng dưới trướng đau, không thích xoa ấn, ngực sườn đau, bầu vú đau, hành kinh không thoải mái, mầu kinh tím tối, có cục, cục máu ra được thì bớt đau, lưỡi tím tối hoặc có điểm ứ huyết, mạch Huyền hoặc Huyền Sáp, có lực.

Điều trị: Hành khí, hoạt huyết, khứ ứ, chỉ thống. Dùng bài Cách Hạ Trục Ứ Thang.

Nếu đau kèm muốn nôn, nôn mửa: thêm Ngô thù du, Bán hạ, Nga truật. Kèm bụng dưới đầy, muốn xệ xuống, đau lan đến hậu môn thêm Khương hoàng, Xuyên luyện tử. Kèm hàn bụng dưới đau lạnh, thêm Ngải diệp, Tiểu hồi. Kèm sốt, khát, lưỡi đỏ, mạch Sác, thêm Chi tử, Liên kiều, Hoàng bá.

Hàn Ngưng Huyết Ứ: Trước khi hành kinh hoặc đang hành kinh, bụng dưới lạnh đau, không thích xoa ấn, lượng kinh ra ít, mầu tối, có cục, sợ lạnh, tay chân lạnh, da mặt xanh trắng, lưỡi tối, rêu lưỡi trắng, Mạch Trầm, Trì, Hoãn.

Điều trị: Ôn kinh, tán hàn, khú ứ, chỉ thống. Dùng bài Ôn Kinh Thang.

Phát đau thêm Diên hồ sách, Tiểu hồi; Bụng dưới lạnh, tay chân không ấm thêm Thục phụ tử, Ba kích.

Nếu trong lúc hành kinh, bụng dưới đau, thích chườm, thích xoa ấn, lượng kinh ít, mầu nhạt, vón cục, sợ lạnh, tay chân lạnh, lưng cùng lạnh đau, da mặt trắng nhạt, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Trầm Tế mà Trìø, hoặc Tế Sáp. Đó là hư hàn gây nên thống kinh.

Điều trị: Ôn kinh, dưỡng huyết, chỉ thống. Dùng bài Đại Doanh Tiễn thêm Tiểu hồi, Bổ cốt chỉ.

Thấp Nhiệt Uẩn Kết: Trước khi hành kinh hoặc đang hành kinh, bụng dưới đau rát, không thích ấn vào, đau lan đến xương cùng hoặc bình thường bụng dưới đau, đến trước ngày hành kinh thì đau hơn, lượng kinh ra nhiều hoặckyf kinh kéo dài, mầu huyết ra đỏ tối, lợn cơn hoặc vón cục, đái hạ ra nhiều, mầu vàng, mùi hôi hoặc kèm hơi sốt, nước tiểu vàng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng bệu, mạch Hoạt Sác hoặc Nhu Sác.

Điều trị: Thanh nhiệt trừ thấp, hóa ứ, chỉ thống. Dùng bài Thanh Nhiệt Điều Huyết Thang (Cổ Kim Y Giám): Đơn bì, Hoàng liên, Sinh địa, Đương quy, Bạch thược, Xuyên khung, Hồng hoa, Đào nhân, Nga truật, Hương phụ, Diên hồ sách. Thêm Hồng đằng, Bại tương thảo, Ý dĩ nhân.

(Hoàng liên, Ý dĩ nhân thanh nhiệt, trừ thấp; Hồng đằng, Bại tương thảo thanh nhiệt, giải độc; Đương quy, Xuyên khung, Đào nhân, Hồng hoa, Đơn bì hoạt huyết, khứ ứ, thông kinh; Nga truật, Hương phụ, Diên hồ sách hành khí, hoạt huyết, chỉ thống; Sinh địa, Bạch thược lương huyết, thanh nhiệt, hoãn cấp, chỉ thống).

Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm

Ích Thận Thông Kinh Thang (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn): Sơn dược 20~30g, Ba kích, Hương phụ, Đương quy, Thục địa đều 9~15g, Sài hồ 12~15g, Bạch thược 12~18g, Uất kim 9g, Đan sâm 12~21g. Sắc uống.

Tác dụng: Dục Thận, sơ Can, hành huyết, chỉ thống. Trị thống kinh (do Thận hư yếu).

Đã trị 88 ca, khỏi 63, có chuyển biến 21, không kết quả 4. Đạt tỉ lệ 95,45%.

Thống Kinh Ẩm (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn): Đương quy, Xuyên luyện tử (sao), Nguyên hồ (sao dấm), Tiểu hồi (sao) đều 10g, Xuyên khung, Ô dược đều 6g, Ích mẫu thảo, Bạch thược (sao) đều 30g, Cam thảo 6g. Sắc uống.

Tác dụng: Hành khí, hoạt huyết, ôn kinh, chỉ thống. Trị thống kinh (khí trệ, hàn ngưng.

Đã trị 92 ca, uống từ 1~3 thang, kinh nguyệt sau đó bình thường. Khỏi 76, có kết quả 16. Đạt tỉ lệ 100%.

Trục Ứ Thang (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Đương quy 12g, Xuyên khung, Xích thược đều 9g, Thục địa, Đào nhân đều 15g, Hồng hoa, Tam lăng, Nga truật đều 9g, Ngô thù du 6g, Nguyên hồ 12g, Lộ lộ thông, Xuyên sơn giáp (nướng) đều 9g. Sắc uống ngày một thang, chia làm hai lần uống. Khi có kinh, uống ngay, liên tục 2 thang.

Tác dụng: Hoạt huyết, hóa ứ, thông kinh, chỉ thống. Trị thống kinh (huyết ứ, hàn ngưng).

Bài này sức thuốc mạnh, không cần uống nhiều. Bình thường chỉ uống 1~2 thang liên tục 2~3 tháng là kinh nguyệt sẽ đều hòa, không đau.

Ôn Kinh Hoạt Huyết Thang (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Đương quy 12g, Quế tiêm 6g, Nguyên hồ 12g, Tế tân 5g, Xích thược, Đan sâm đều 15g, Mộc chỉ 12g, Cam thảo 3g. Sắc uống.

Tác dụng: Hoãn thống, hoạt huyết, tán hàn, thông sướng. Trị thống kinh (hàn ngưng ứ trệ).

Dưỡng Huyết Hòa Huyết Thang (Danh Y Trị Nghiệm Lương Phương): Đương quy 10g, Bạch thược 20g, Câu kỷ tử 15g, Xuyên khung 10g, Hương phụ 12g, Cam thảo 6g. Sắc uống. Nên uống trước khi hành kinh 7 ngày.

Tác dụng: Dưỡng huyết, hòa huyết, hoãn cấp, chỉ thống. Trị thống kinh.

Tam Hương Điều Kinh Chỉ Thống Thang (Trung Y Tạp Chí 1985, 5): Hương bạch chỉ, Xuyên khung, Chích cam thảo đều 6g, Hương phụ chế, Nguyên hồ, Ích mẫu thảo đều 15g, Mộc hương, Đương quy, Ngũ linh chi (sao) đều 10g, Bạch thược 12g. Sắc uống.

Tác dụng: Điều kinh, lý khí, dưỡng huyết, khứ ứ. Trị thống kinh (loại nào cũng dùng được).

Đã trị 57 ca, khỏi 23, kết quả ít 25, có chuyển biến 5, không kết quả 4. Đạt tỉ lệ 93%.

Trạch Lan Thang (Thiểm Tây Trung Y 1988, 12): Trạch lan, Tục đoạn đều 14g, Hồng hoa 2g, Hương phụ (chế), Xích thược, Bá tử nhân đều 12g, Đương quy, Nguyên hồ (tẩm rượu), đều 10g, Ngưu tất 3g. Sắc uống.

Tác dụng: Giải uất, khứ ứ, điều lý khí huyết. Trị thống kinh.

Trị 120 ca, khỏi 104, có chuyển biến 13, không kết quả 3. Đạt tỉ lệ 97,5%. Uống ít nhất là 3 thang, đa số uống 15 thang liên tục 3 tháng (mỗi tháng 5 thang) đều khỏi cả.

Linh Thược Thang (Thượng Hải Trung Y Dược tạp Chí 1986, 11): Diên hồ sách, Ngũ linh chi (sao dấm), Bạch thược đều 10~30g, Đương quy, Xuyên khung, Cam thảo đều 10~20g. Sắc uống. Uống trước khi hành kinh 3~5 ngày cho đến khi không thấy đau nữa, liên tục như vậy khoảng 3 tháng sau này sẽ hết đau.

Tác dụng: Lý khí, hoạt huyết, hoãn cấp chỉ thống. Trị thống kinh.

Đã trị 110 ca, đạt tỉ lệ 91,8%.

Bồ Hoàng Thang (Thiểm Tây trung Y q989, 4: Bồ hoàng, Ngũ linh chi, Hương phụ, Đương quy, Tiểu hồi, Nhục quế đều 10g, Ngưu tất 6g. Sắc uống ngày 3 lần. Uống trước khi hành kinh 3~7 ngày. Mỗi tháng uống 3~7 thang, liên tục 3 tháng.

Tác dụng: Ôn kinh tán hàn, hoạt huyết khứ ứ. Trị thống kinh.

Đã trị 118 ca, khỏi 93, kết quả ít 12, có chuyển biến 12, không hiệu quả 1. Đạt kết quả 99,5%.

Hóa Ứ Định Thống Thang (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Đan sâm 30g, Xích thược 15g, Tế tân 6g, Tam lăng, Nga truật đều 9g, Kê nội kim (hòa vào nước thuốc uống), Diên hồ sách đều 15g, Ngưu tất 9g, Nhục quế 3g (hòa vào nước thuốc uống). Ngày một thang, chia làm 4 lần uống cho đến khi hết đau.

Tác dụng: Hoạt huyết, hóa ứ, ôn kinh, chỉ thống. Trị thống kinh.

Thường uống 2# tháng trở lên là hết hẳn đau.

Nhất Hiệu Thống Kinh Phương (Thiên Gia Diệu Phương, q Hạ): Đan sâm 30g, Ô dược, Chỉ xác đều 10g, Hương phụ 12g, Đào nhân, Hồng hoa đều 12g. Sắc uống mỗi khi hành kinh.

Tác dụng: Hành khí, hóa ứ. Trị thống kinh (do khí trệ, huyết ứ).

Đã ứng dụng trên 20 năm, điều trị đều có kết quả tốt.

Châm Cứu

Châm Cứu Học Thượng Hải: Sơ thông khí ở bào cung.

Huyệt chính: Quan Nguyên (Nh.4) Tam Âm Giao (Ty.6).

Huyệt phụ: Âm Giao (Nh.7) Quy Lai (Vi.29) Thận Du (Bq.23) Túc Tam Lý (Vi.36).

Châm 1 tuần trước khi hành kinh, cách 1 ngày châm 1 lần.

Nếu đau nhiều, châm Tam Âm Giao (Ty.6), kích thích mạnh, vê kim liên tục cho đến khi hết đau.

Khí trệ huyết ứ thêm Khí Hải (Nh.6) +Quy Lai (Vi.29).

Hư hàn thêm Thận Du (Bq.23) Túc Tam Lý (Vi.36).

Cứu huyệt Nội Đình (Vi.44) (Thần Cứu Kinh Luân).

Khí trệ: Địa Cơ (Ty.8) Hành Gian (C.2) Khí Hải (Nh.6) Trung Cực (Nh.3) Trung Quản (Nh.12) [đều tả].

Huyết ứ: Địa Cơ (Ty.8) [tả] Hợp Cốc (Đtr.4) (bổ) Huyết Hải (Ty.10) Quy Lai (Vi.29) Tam Âm Giao (Ty.6) Thiên Xu (Vi.25) [đều tả].

Huyết hư: Can Du (Bq.18) Huyết Hải (Ty.10) Tam Âm Giao (Ty.6) Thận Du (Bq.23) Tỳ Du (Bq.20)[đều bổ châm xong đều cứu].

Huyết Hàn: Khí Hải Quan Nguyên (Nh.4) Quy Lai (Vi.29) Thận Du (Bq.23) [cứu] Thiên Xu (Vi.25) Tỳ Du (Bq.20) (Châm Cứu Trị Liệu Học).

Nhóm1 – Bàng Quang Du (Bq.28) Hạ Liêu (Bq.34) Quan Nguyên (Nh.4) Tam Âm Giao (Ty.6) Thận Du (Bq.23) Trung Cực (Nh.3).

Nhóm 2 – Địa Cơ (Ty.8) Tam Âm Giao (Ty.6) Thận Du (Bq.23) Trung Cực (Nh.3) (Châm Cứu Học Giản Biên).

Đại Cự (Vi.27) Huyết Hải (Ty.10) Quan Nguyên (Nh.4) Tam Âm Giao (Ty.6) Thủy Đạo (Vi.28) Trung Cực (Nh.3) (Trung Quốc Châm Cứu Học).

Thực chứng: Trung Cực (Nh.3) Thứ Liêu (Bq.32) Địa Cơ (Ty.8).

Hư chứng: Đại Hách (Th.12) Mệnh Môn (Đc.4) Quan Nguyên (Nh.4) Thận Du (Bq.23) Túc Tam Lý (Vi.36) (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).

Đại Trường Du (25) Đồng Tử Liêu (Đ.1) Huyền Ly (Đ.6) Khí Hải Du (Bq.24) Quan Nguyên (Nh.4) Tam Âm Giao (Ty.6) Thân Trụ (Đc.12) Thận Du (Bq.23) Thứ Liêu (Bq.32) Thượng Liêu (Bq.31) Túc Tam Lý (Vi.36), kích thích mạnh (Tân Châm Cứu Học).

Đau trước kỳ: Địa Cơ (Ty.8) Huyết Hải (Ty.10) Khí Hải (Nh.6) Tam Âm Giao (Ty.6) Trung Cực (Nh.3) Túc Tam Lý (Vi.36).

Đau sau kỳ: Công Tôn (Ty.4) Khí Hải (Nh.6) Quan Nguyên (Nh.4) Tam Âm Giao (Ty.6) Thái Xung (C.3) Túc Tam Lý (Vi.36) (Lâm Sàng Đa Khoa Tổng Hợp Trị Liệu Học).

Công Tôn (Ty.4) Địa Cơ (Ty.8) Hoang Du (Th.16) Ngoại Lăng Quan Nguyên (Nh.4) Tam Âm Giao (Ty.6) Trung Cực (Nh.3) (Châm Cứu Học HongKong).

Địa Cơ (Ty.8) Thứ Liêu (Bq.32) Trung Cực (Nh.3) (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).

Do Huyết Hàn : châm Bá Hội (Đc.20) Cao Hoang (Bq.43) Đại Chùy (Đc.14) Hợp Cốc (Đtr.4) Khí Hải (Nh.6) Phế Du (Bq.13) Quan Nguyên (Nh.4) Tam Âm Giao (Ty.6) Thận Du (Bq.23) Tỳ Du (Bq.20). Tất cả châm bổ, châm xong cứu 3-5 tráng, lưu kim 20 phút.

Do Huyết Hư: Can Du (Bq.18) bổ Chương Môn (C.13) Huyết Hải (Ty.10) cứu 3 tráng Khí Hải (Nh.6) cứu 5 tráng tả Kỳ Môn (C.14) Thiên Xu (Vi.25) cứu 5 tráng bổ Trung Quản (Nh.12) cứu 5 tráng Túc Tam Lý (Vi.36) cứu 5 tráng Tỳ Du (Bq.20) cứu 5 tráng, lưu kim 20 phút.

Do Khí Trệ: Huyết Hải (Ty.10) [tả] Khí Hải (Nh.6) Tam Âm Giao (Ty.6) Trung Cực (Nh.3) Trung Quản (Nh.12), đều trước tả sau bổ. Sau khi châm Huyết Hải đắc khí, nên lay thân kim. Các huyệt còn lại đều cứu 3 tráng, lưu kim 5 phút.

Do Huyết Ứ: Địa Cơ (Ty.8) [tả] Khí Hải (Nh.6) [ trước bổ sau tả] bổ Quan Nguyên (Nh.4) Trung Quản (Nh.12), lưu kim 5 – 10 phút (Thái Ất Thần Châm Cứu).

Thực: hành khí, hoạt huyết, tán ứ.

Hư: Ôn bổ hạ nguyên, điều hòa mạch Xung Nhâm.

Huyệt chính: Tam Âm Giao (Ty.6) Thứ Liêu (Bq.32) Trung Cực (Nh.3).

Thực: thêm Địa Cơ (Ty.8) [khí trệ] Huyết Hải (Ty.10) [ứ huyết] Khí Hải (Nh.6),

Hư: thêm Quan Nguyên (Nh.4) Túc Tam Lý (Vi.36).

Trước khi hành kinh 5 ngày, bắt đầu châm trị.

Ý nghĩa: Trung Cực để hòa huyết, ôn bào cung, lợi bàng quang và lý khí ở hạ tiêu, là huyệt đặc hiệu đễ chữa hành kinh bụng đau; Thứ Liêu là huyệt đặc hiệu để chữa hành kinh bụng đau; Tam Âm Giao để điều hòa kinh nguyệt, là huyệt dùng cho phụ khoa để bổ Tỳ thổ, giúp cho vận hóa lý khí ở hạ tiêu, thư kinh hoạt lạc; Huyết Hải, Khí Hải, Địa Cơ đều châm tả để vận hành khí huyết; Cứu Quan Nguyên, Túc Tam Lý để ôn bổ hạ nguyên và ích khí (Châm Cứu Học Việt Nam).

Khí trệ Huyết ứ: Huyết Hải (Ty.10) Tam Âm Giao (Ty.6) Trung Cực (Nh.3).

Hàn thấp ứ trệ: Đái Mạch (Đ.26) Mệnh Môn (Đc.4) Quan Nguyên (Nh.4).

Khí huyết hư: Khí Hải (Nh.6) Quan Nguyên (Nh.4) Túc Tam Lý (Vi.36).

Can Thận lưỡng hư:, Quan Nguyên (Nh.4) Thái Xung (C.3) Thận Du (Bq.23) (‘Trung Quốc Châm Cứu Tạp Chí’ số 6/1985

Chỉ châm 1 huyệt Thừa Sơn (Bq.57), từ từ châm sâu vào 2 huyệt Thừa Sơn, sâu 6 thốn, kích thích mạnh, đạt hiệu quả ngay (thường dùng trong khí trệ huyết ứ, hàn ngưng trệ) (‘Hà Bắc Trung Y Tạp Chí’ số 42/ 1985).

15- Thực: Lý khí, hoạt huyết, tán ứ, giảm đau, châm tả, Hành Gian (C.2) Huyết Hải (Ty.10) Quy Lai (Vi.29) Tam Âm Giao (Ty.6) Trung Cực (Nh.3).

Hư: Ôn Dương, tích khí, bổ hư. Châm bổ cứu Huyết Hải (Ty.10) Khí Hải (Nh.6) Mệnh Môn (Đc.4) Phục Lưu (Th.7) Quan Nguyên (Nh.4) Thận Du (Bq.23) (Thực Dụng Châm Cứu Đại Toàn).

Nhĩ Châm

Tử cung, Giao cảm, Bì chất hạ (Trung Y Phụ Khoa Học).

Bài trướcThủy Đậu | Đông Y
Bài tiếp theoThoát Nang | Đông Y

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.