BỆNH HỘT XOÀI LÀ GÌ?

Bệnh Hột xoài là một bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục với người có bệnh, nhưng cũng rất hiếm khi mắc bệnh mà không có quan hệ tình dục.

Bệnh do Nicolas và Favre mô tả năm 1913.

Thường gặp ở nam giới nhiều hơn phụ nữ.

Tuổi thường gặp từ 20 đến 30 tuổi.

Trên thế giới bệnh Hột xoài đang giảm dần mà không giải thích được lý do. Tại Việt Nam, hiện nay bệnh cũng rất hiếm gặp.

NGUYÊN NHÂN

Do Chlamydia trachomatis, serotypes Lj, L2, L3, sống ký sinh trong tế bào. Trong quá khứ nó còn có tên gọi là Miyagawanella hay Bedsonia, tác nhân nầy có những đặc điểm của vi khuẩn là:

Vách tế bào tương tự vi khuẩn Gram âm.

Nhân vừa có DNA và RNA.

Sinh sản bằng cách tách đôi.

Nhạy cảm với nhiều loại kháng sinh.

Chủng Chlamydia có 2 loại:

Chlamydia trachomatis gây khoảng 20 bệnh cho người.

Chlamydia psittaci gây bệnh cho chim và động vật.

Chlamydia trachomatis gây bệnh hột xoài
Chlamydia trachomatis gây bệnh hột xoài

TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG BỆNH HỘT XOÀI

Thương tổn nguyên phát

Sau khi quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh, từ 3 ngày đến 3 tuần sau người bệnh sẽ nổi một mụn nước hoặc một vết loét nhỏ, hoặc một sẩn nhỏ ở qui đầu, da bao qui đầu hoặc lỗ tiểu ở nam giới. Ớ phụ nữ, thương tổn xảy ra ở âm hộ, âm đạo, cổ tử cung.

Thương tổn nguyên phát sẽ biến đi sau vài ngày dù không được điều trị gì. Vì thương tổn không đau, thoáng qua, lại ẩn náu trong các phần sâu hoặc trong các lằn nếp của bộ phận sinh dục nên bản thân bệnh nhân thường không hay biết gì.

Hạch

Xuât hiện từ 4 ngày đến 4 tháng sau thương tổn đầu tiên. Đây là triệu chứng quan trọng nhât. Chlamydia trachomatis xâm nhập vào hạch bạch huyết nằm ở vùng kế cận, đặc biệt là hạch bẹn làm cho nhiều hạch lần lượt bị viêm.

Đặc điểm của các hạch này là viêm cứng, đau, tạo thành một khôi và không di động, lần lượt mỗi hạch viêm sẽ dính liền với da, mềm dần và chảy mủ ra ngoài. Mỗi hạch sẽ tạo một lô dò và nhiều hạch sẽ tạo thành nhiều lỗ dò giống như gương sen của bình tưới nước giúp chẩn đoán hồi cứu bệnh Hột xoài.

Khi hạch đùi và hạch bẹn cùng bị viêm thì sẽ có một rãnh chia cắt hai khối hạch này, và người ta gọi đây là dấu hiệu rãnh (Grooving sign): đây là một triệu chứng đặc biệt của bệnh Hột xoài.

Sự hình thành hạch bẹn thường gặp ở nam nhiều hơn nữ giới và cũng hay gặp ở những người quan hệ đồng giới. Ớ phụ nữ thường bị tổn thương ở sâu trong âm đạo, cho nên Chlamy­dia trachomatis có điều kiện tấn công sâu vào các hạch ở vùng chậu hơn là vùns; bẹn. Tương tự, ở những trường hợp giao hợp ở hậu môn, thương tổn được hình thành sâu trong hậu môn và có điều kiện tấn công vào các hạch ở hố chậu. Trong những trường hợp này, các hạch không nhìn thấy được và chỉ có thể phát hiện được bằng cách ấn vùng hố chậu hoặc thăm khám trực tràng. Trong 20-25% bệnh có thể tự nhiên biến mất mà không cần điều trị.

Toàn Thân: Đau đầu, đau cổ, mệt mỏi, đau khớp, chán ăn, sụt cân, sốt.

BIẾN CHỨNG

Hội chứng Jersild: Có phù hậu môn-trực tràng-sinh dục.

Hội chứng Esthiomène ở đàn bà: Phù to và loét âm hộ do hạch bị xơ hóa làm nghẽn mạch bạch huyết.

Hậu môn: Tăng phì đại dạng polype ở hậu môn và chia thành thùy quanh lỗ hậu môn, xảy ra đơn độc hoặc đi kèm hội chứng Jersild.

Trực tràng: Bệnh có thể bắt đầu ở trực tràng như viêm trực tràng, sau đó có thể tiến đến hẹp trực tràng. Hẹp thường được phát hiện khi đưa ngón tay trên hậu môn khoảng 4-6cm. Hẹp tiến triển sẽ đưa đến táo bón dữ dội làm đi cầu khó khăn, đôi khi đi cầu ra máu và xuất huyết trực tràng làm nghi ngờ ung thư.

Hệ thống: Viêm khớp, Viêm màng não vô trùng, Viêm não-màng não, Viêm gan, Hồng ban nút, Viêm kết mạc.

CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán xác định

Dựa vào triệu chứng lâm sàng: Chùm hạch bẹn viêm, tiền sử có quan hệ tình dục.

Xuyên thích hạch lấy mủ lúc hạch chưa vỡ, chủng vào trứng gà lộn hoặc não chuột để tìm tác nhân gây bệnh

Làm phản ứng Frei: Dùng kháng sinh nguyên chế từ mủ Hột xoài, tiêm 0,lml vào cánh tay, sau 72 giờ thấy nốt đỏ với đường kính ít nhất 6mm là phản ứng dương tính. Phản ứng dương tính suốt đời bệnh nhân, thử nghiệm chỉ đặc biệt khi thử âm tính ở giai đoạn sớm và sau đó trở thành dương.

Kỹ thuật ELISA

Phản ứng miễn dịch huỳnh quang.

Chẩn đoán phân biệt

Giang mai: Hạch của bệnh Giang mai xảy ra ở bẹn có nhiều cái lớn nhỏ không đều, không viêm, không đau và không làm mủ.

Hạ cam mềm: Hạch bẹn của bệnh hạ cam mềm lớn, đau, chỉ có một cái, khi vỡ ra tạo thành săng thứ phát.

Dịch hạch: Hạch rất đau, xuất hiện toàn thân, có triệu chứng nhiễm độc nặng, xảy ra thành dịch.

Bệnh Viêm hạch bạch huyết bẹn: Có thể gặp trong chấn thương chi dưới, trong bệnh sinh dục ác tính, bệnh ở trực tràng, trong bệnh lao da.

ĐIỀU TRỊ BỆNH HỘT XOÀI

Doxycyline 100mg uống 2 lần/ngày X 14 ngày

Hoặc Tetracyline 500mg uống 4 lần/ngày X 14 ngày

Hoặc Erythromycine 500mg uống 4 lần/ngày X 14 ngày

Trường hợp hạch đã mềm thì xuyên thích rút mủ đi từ mô lành vào, không được rạch hoặc dẫn lưu hạch vì sẽ làm vết thương lâu lành.

Đôi với các dư chứng muộn như co rút hoặc lỗ dò thì phải can thiệp ngoại khoa.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.