ĐẠI CƯƠNG
Là hội chứng thường gặp ở phụ nữ đến khám bệnh.
Biểu hiện là tiết dịch âm đạo, có mùi hôi, ngứa, đôi khi tiểu khó, đau bụng.
Viêm cổ tử cung thường do Lậu cầu và Chlamydia. Đây là những tác nhân lây truyền qua đường tình dục từ người có bệnh sang người lành trong khi quan hệ tình dục.
Viêm âm đạo do Nấm men, do Trùng roi và Garnerelỉa vaginalis, trực cầu khuẩn Gram (-) vai trò lây bệnh của các tác nhân này qua tình dục không đáng kể.
Nấm men thường gây viêm âm đạo ở những người bị suy yếu miễn dịch như mắc bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt, người sử dụng corticoid hoặc kháng sinh lâu ngày, người dùng thuốc ức chế miễn dịch và nhiễm HIV.
Viêm cổ tử cung là bệnh lây truyền qua đuờng tình dục thực thụ còn viêm âm đạo là nhiễm khuẩn phụ khoa thông thường.
Điều ngạc nhiên mà người ta nhận thấy đó là có một sự tách bạch rõ ràng giữa các dòng vi khuẩn gây viêm âm đạo và viêm cổ tử cung: Vi khuẩn nào gây bệnh ở cổ tử cung thì không gây bệnh ở âm đạo và ngược lại vi khuẩn gây bệnh ở âm đạo không thể làm phát bệnh ở cổ tử cung.
Cổ tử cung được bọc lót bằng lớp biểu mô hình trụ, có tính nhạy cảm đặc biệt với các loại vi khuẩn gây bệnh lây qua tình dục. Ví dụ như Lậu cầu, Chlamydia và virus Herpes.
Niêm mạc âm đạo của người phụ nữ đã trưởng thành được lót bằng lớp biểu mô hóa sừng. Lớp sừng này thường xuyên bong ra cho nên chống lại được sự bám dính và phát triển của Lậu cầu, vi khuẩn Chlamydia và virus Herpes. Tuy nhiên, lớp niêm mạc hóa sừng này lại không chống đỡ được các tác nhân Trùng roi, Nấm men và các vi khuẩn khác.
ở nữ vị thành niên hoặc còn trẻ 15-24 tuổi, niêm mạc cổ tử cung thường bị lộn ngoài hay “lộ nội mạc”. Lộ nội mạc cổ tử cung là hiện tượng sinh lý bình thường ở phụ nữ trẻ nhưng hiện tượng này làm cho cổ tử cung trở thành nơi rất nhạy cảm đối với nhiễm khuẩn.
TRIỆU CHỨNG
Biểu hiện chung: Huyết trắng hoặc khí hư.
Tính chất của huyết trắng có thể khác nhau về tính chất số lượng và màu sắc. Huyết trắng do Trùng roi thường có bọt, số lượng nhiều, màu vàng hoặc xanh. Huyết trắng vón cục, dính thành mảng bám chặt vào thành âm đạo phần nhiều do Nấm men.
Viêm cổ tử cung thường âm thầm, huyết trắng cũng ít hơn so với viêm âm đạo.
Chấn đoán chính xác nguyên nhân cần phải dựa vào xét nghiệm.
Triệu chứng khác: Ngứa, tiểu khó, đau bụng dưới, sốt và đau khi giao hợp.
- Khám mỏ vít:
cổ tử cung bị viêm đỏ, đôi khi bị xuất huyết lốm đốm như màu sắc của quả dâu tây.
Niêm mạc âm đạo bị sưng đỏ (Viêm âm đạo do Nấm men) hoặc bình thường (Viêm âm đạo do trực khuẩn).
XÉT NGHIỆM
Dịch tiết âm đạo
Soi tươi: Nhúng tăm bông có tiết chất vào dung dịch nước muối đẳng trương để làm xét nghiệm soi tươi tìm Trùng roi di động và Nấm men (tế bào hạt men và sợi tơ nấm giả). Vì Trùng roi chết rất nhanh trong dung dịch nước muối đẳng trương nên sau khi lấy chất tiết phải làm xét nghiệm ngay.
Test mùi (whiff test): Dịch tiết âm đạo khi được kiềm hóa với KOH 10% sẽ làm bốc mùi tanh của cá. Test mùi dương tính: Viêm âm đạo do vi khuẩn (Garnerella vaginalis).
Đo pH của dịch tiết âm đạo: Bình thường pH = 4,5.
+ pH > 4,5 do Trùng roi hoặc Viêm âm đạo vi khuẩn.
+ pH < 4,5 thường do Nấm men.
Nhuộm Gram: Tìm Nấm men và tế bào CLUE CELLS (đó là những tế bào biểu mô dạng hình hạt và bờ mờ tạo nên bởi sự kết dính của vi khuẩn).
Dịch tiết cổ tử cung: Dùng để cấy Lậu cầu và xét nghiệm Chlamydia
ĐIỀU TRỊ
Viêm âm đạo do vi khuẩn
Thường chỉ có các phụ nữ có triệu chứng mới điều trị. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân bị viêm vùng chậu sau khi được dùng các thủ thuật để phá thai hoặc sinh thiết nội mạc tử cung thường bị viêm âm đạo do vi khuẩn.
Phác đồ điều trị:
+ Khuyến cáo: Metronidazole 500mg uống X 2 lần/ngày X 7 ngày + Phác đồ thay thế: Metronidazole 2g uống liều duy nhất hoặc Clindamycine 2% bôi ngày 1 lần X 7 ngày hoặc Metronidazole gel bôi ngày 2 lần X 5 ngày hoặc Clindamycine 300mg uống X 2 lần/ngày X 7 ngày.
Viêm âm đạo do Trùng roi
Metronidazole 2g uống liều duy nhất.
Nếu bệnh nhân không đáp ứng: Metronidazole 500mg X 2 lần/ngày X 7 ngày.
Nếu bệnh nhân không đáp ứng với liều 1 tuần, điều trị lại với liều 2g/ngày X 3-5 ngày.
Chống chỉ định dùng Metronidazole trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Viêm âm đạo do Nấm men
Clotrimazole:
+ Viên đặt âm đạo 200mg, đặt 1 viên vào âm đạo buổi tối X 3 tối + Keml%, thụt vào âm đạo 5g/tối X 7-14 tối
Miconazole:
+ Viên đặt âm đạo 200mg, đặt 1 viên vào âm đạo buổi tối X 3 tối + Kem 2%, thụt vào âm đạo 5g/tối X 7 tối
Terconazole:
+ Viên đặt âm đạo 80mg, đặt 1 viên vào âm đạo buổi tôi X 3 tối + Kem 0,4%, thụt vào âm đạo 5g/tối X 7 tối
Fluconazole: Viên 150mg uống liều duy nhất.
- Chú ý:
Chế độ điều trị từ 3 tới 7 ngày thì hiệu quả hơn điều trị một liều duy nhất.
Các loại thuốc kháng nấm đường uống như: Fluconazole, Ketoconazole, Itraconazole và đường bôi đều hiệu quả như nhau. Thuốc có thể gây tác dụng phụ, đặc biệt là tổn thương gan. Trong các loại này, thường người ta dùng Fluconazole vì nguy cơ ngộ độc thấp.
Đối với bệnh nhân nhiễm HIV thời gian điều trị kéo dài hơn.
Những bệnh nhân bị viêm âm hộ-âm đạo do Candida albicans tái đi tái lại hoặc mạn tính thì điều trị khó khăn hơn. Họ phải được kiểm tra: sự nhiễm trùng và tiểu đường.
Viêm cổ tử cung
- Viêm cổ tử cung do Lậu
Do bệnh Lậu thường đi kèm với nhiễm Chlamydia cho nên người ta khuyên nên điều trị đồng thời Chlamydia cho tất cả bệnh nhân bị Bệnh Lậu.
Các thuốc được đề nghị:
+ Ceftriaxone 250mg, tiêm bắp liều duy nhất.
+ Cefixime, viên 200mg uống một lần 2 viên, liều duy nhất.
+ Spetinomycine, 2g tiêm bắp 1 liều duy nhất.
+ Ciprofloxacin, viên 500mg, uống 1 viên, liều duy nhất.
Chủ ý; Ciprofloxacin không được dùng cho phụ nữ mang thai, trẻ em và người vị thành niên; tại TP Hồ Chí Minh thuốc này đã bị Lậu cầu kháng đến 90% (2006).
- Viêm cổ tử cung do Chlamydia
Các thuốc được đề nghị:
+ Doxycycline,viên 100mg ngày 2 lần trong 7 ngày.
+ Hoặc Azithromycine, viên 500mg uống một lần 2 viên, liều duy nhất.
Các thuốc thay thế:
+ Amoxicillin, viên 500mg uống 3 lần/ngày trong 7 ngày.
+ Hoặc Erythromycine, viên 500mg uống 4 lần/ngày trong 7 ngày.
+ Hoặc Tetracycline,viên 500mg uổng 4 lần/ngày trong 7 ngày.
Chú v:
Erythromycine: Uống lúc no
Doxycycline và các thuốc khác thuộc nhóm Tetracycline không được dùng cho phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 12 tuổi.