Trước đây nhiều người nghĩ rằng các bệnh lây truyền qua đường tình dục chỉ có thể gặp ở một số người như gái mại dâm, những nam giới hay phải xa nhà hay phải di chuyển… nhưng ngày nay người ta đã hiểu rằng ai cũng có thể bị các bệnh truyền qua đường tình dục và những hậu quả của nó như vô sinh, thậm chí tử vong.
Nguyên tắc cơ bản của việc, dự phòng lây nhiễm các bệnh truyền qua đường tình dục là tránh bị tiếp xúc với dịch của cơ thể đã nhiễm khuẩn (tinh dịch, dịch âm đạo, nước bọt, máu), và tránh tiếp xúc không bảo vệ với vùng bề mặt cơ thể đã nhiễm khuẩn. Những xây xát ở lợi (có thể nặng lên do đánh răng, cọ răng), ở móng tay hay ở dương vật, âm đạo, hậu môn đều có thể là những tổn thương để vi khuẩn và virus xâm nhập, ngay cả khi không nhìn thấy xây sát. Tác nhân gây bệnh có thể xâm nhập sau khi tiếp xúc với mắt (tay tiếp xúc với bộ phận sinh dục rồi đưa lên mắt).
Có thể bị nhiễm hơn một bệnh truyền qua đường tình dục trong mỗi lần quan hệ tình dục.
ít khi bị lây nhiễm bệnh từ đồ vật, trừ phi đồ vật đó là những dụng cụ chuyên dụng cho tình dục vì ẩm ướt và có dây dịch cơ thể nhưng bệ ngồi của toa-lét lại rất hiếm khi là nguồn lây.
Vi khuẩn gây bệnh thường xâm nhập cơ thể qua bề mặt niêm mạc ẩm ướt và ấm: niêm mạc âm đạo, niệu đạo và miệng.
Những nhóm tác nhân chính gây bệnh truyền qua đường tình dục là vi khuẩn (gây bệnh lậu, giang mai, viêm âm đạo); Mycoplasma và Chlamydiae (cũng là vi khuẩn nhưng không có vỏ tế bào cứng; Mycoplasma gây bệnh viêm niệu đạo không do lậu và viêm cổ tử cung; Chlamydiae trachomatis chủ yếu gây bệnh viêm tiểu khung); virus (gây bệnh viêm gan A, B, C, mụn giộp sinh dục, HIV/AIDS); nấm (gây bệnh do nấm Candida); ký sinh trùng đơn bào (gây bệnh do ký sinh trùng roi Trichomonas); các loại ký sinh trùng khác như cái ghẻ gây ngứa ở vùng mô vệ nữ.
Nhóm người có nguy cơ cao nhiễm bệnh truyền qua đường tình dục: bất cứ ai cũng có thể bị lây nhiễm bệnh truyền qua đường tình dục nếu như họ vừa mới thay đổi bạn tình; có hơn một bạn tình; có một bạn tình nhưng người này lại có nhiều bạn tình khác; không dùng thường xuyên bao cao su trong quan hệ tình dục; phụ nữ dễ bị lây nhiễm HIV hơn nam giới, Vị thành niên và những người trẻ thường có quan hệ tình dục ngẫu hứng, không chuẩn bị trước, không dùng phương tiện bảo vệ.
Hành vi tình dục nguy cơ cao: quan hệ tình dục với gái mại dâm; một số người thích quan hệ tình dục theo đường hậu môn hay tình dục đồng giới nam, hành vi tình dục thô bạo gây chảy máu …
Đặc điểm lâm sàng: một số bệnh truyền qua đường tình dục không thể hiện triệu chứng và người mang bệnh có thể không biết mình đã mắc bệnh, tuy thế họ vẫn lây nhiễm bệnh cho người khác. Khi có triệu chứng thì thường bị đái buốt, xuất tiết dịch có mùi hôi ở cơ quan sinh dục, ngứa, rát hoặc đau ở cơ quan sinh dục (đôi khi ở bụng dưới hay đau vùng tiểu khung), u sùi, loét, vết trắng và nhiều triệu chứng giống như cúm. Một vài bệnh truyền qua đường tình dục khác như mụn rộp (herpes) có thể lây truyền do tiếp xúc với vùng cơ quan sinh dục, hậu môn hoặc miệng. Khi có ban đỏ hay lở loét hoặc nổi cục thì là những dấu hiệu rõ ràng của nhiễm khuẩn và lây lan nhưng cũng có khi bệnh lây lan mà không có những triệu chứng nhìn thấy; tìm hiểu về hành vi tình dục với bạn tình; có bị phơi nhiễm với máu như tiêm chích ma tuý, dùng chung bơm kim tiêm, xăm da, đã bị truyền máu…
Có nhiều lời đồn đại không đúng về bệnh truyền qua đường tình dục, ví dụ có thể có “miễn dịch” (nên không bị bệnh nữa) hoặc không thể nhiễm hai bệnh truyền qua đường tình dục cùng lúc (thực ra có thể mắc nhiều bệnh cùng lúc) hoặc phải có nhiều bạn tình thì mới bị bệnh truyền qua đường tình dục (thực ra chỉ một bạn tình cũng đã có thể mắc bệnh).
Không kể HIV/ AIDS đang được coi là đại dịch thế kỷ, hiện chưa có thuốc để chữa khỏi hoàn toàn, 10 bệnh lây truyền qua đường tình dục khác vẫn thường gặp trong đời sống đã có thể kiểm soát nhưng sự hiểu biết đầy đủ về những bệnh này giúp người ta biết từ đánh giá nguy cơ cũng như có ý thức hơn rằng diễn biến thầm lặng và thời gian ủ bệnh kéo dài (đã nhiễm nhưng chưa phát bệnh) của một số bệnh là nguyên nhân làm tăng sự lây truyền bệnh trong cộng đồng.
Triệu chứng và điều trị Nhiễm trùng roi
Bệnh do ký sinh trùng đơn bào, có tên là Trichomonas vaginalis gây nên. Chẩn đoán xác định bằng soi tươi.
(Bệnh phẩm lấy từ âm đạo sau, phết lên lam kính với vài giọt nước muối sinh lý và được soi dưới kính hiển vi).
Thời gian ủ bệnh: 1 – 2 tuần
Triệu chứng và dấu hiệu: Chỉ một nửa số trường hợp có thể hiện triệu chứng. Dịch tiết âm đạo màu vàng, có thể nhiều hoặc là mủ, ngứa, âm hộ và âm đạo đỏ, viêm niệu đạo. Nam giới hầu như bao giờ cũng không có triệu chứng nhưng có thể có vài than phiền vì bị viêm quy đầu.
Chẩn đoán phân biệt: khó phân biệt về mặt lâm sàng với loạn khuẩn âm đạo và các nguyên nhân khác của tiết dịch âm đạo.
Biến chứng: hiếm khi gây ra viêm nội mạc tử cung.
Ảnh hưởng đến thai nghén- sơ sinh: viêm nội mạc tử cung sau đẻ, sau mổ lấy thai nhiễm khuẩn, đẻ non, nhiễm bệnh ngay từ khi mới đẻ cho các bé gái.
Điều trị
Metronidazol 1 gam uống mỗi ngày trong 7 ngày hoặc
Metronidazol 2 gam uống, liều duy nhất hoặc
Tinidazol 2 gam uống liều duy nhất. Tránh uống rượu. Không dùng trong 3 tháng đầu có thai.
Chú ý: thường hay phối hợp với loạn khuẩn âm đạo và sự gia tăng nhiễm và lây truyền HIV ở phụ nữ.
Giang mai
Bệnh do vi khuẩn Treponema, một loại xoắn khuẩn gây nên. Chẩn đoán xác định bằng cách làm xét nghiệm máu, thường làm nhất là test RPR (reagin huyết tương nhanh) hoặc tphaT
Thời gian ủ bệnh, thường là 21 – 35 ngày. Có thể từ 10 đến 90 ngày. Những vết loét là yếu tố thuận lợi lây truyền HIV.
Triệu chứng và dấu hiệu: Nguyên phát: có một (hay hơn một) vết loét không đau, đường kính 1 – 2 cm, ở dương vật hay ở trong hoặc quanh âm đạo và có thể không nhận thấy. Thứ phát: ban đỏ ở lòng bàn tay và gan bàn chân, cả ồ thân mình, cánh tay và cẳng chân, kèm theo khó chịu, đau họng, sốt nhẹ, đau cơ. Cũng có thể không có dấu hiệu gì.
Chẩn đoán phân biệt: hạ cam, mụn. giộp, vẩy nến, viêm da chàm (eczema), sùi mào gà sinh dục, và nhiều bệnh khác có những biểu hiện ngoài da giống như của giang mai, nên được gọi là kẻ đánh lừa giỏi.
Biến chứng: giang mai muộn hay giai đoạn 3: (sau 3 đến 15 năm). Tổn thương tiềm ẩn ở hệ thống các cơ quan (gôm giang mai), u ở da, xương hoặc gan, giang mai tim mạch ảnh hưởng đến động mạch chủ và gây ra phình mạch hoặc bệnh ở van tím, tổn thương do giang mai ở hệ thần kinh trung ương sẽ gây liệt, viêm màng não, mù, tử vong.
Ảnh hưởng đến thai nghén sơ sinh: sẩy thai tự nhiên (ba tháng đầu hoặc ba tháng cuối thai kỳ), đẻ non, thai chậm phát triển trong tử cung, thai chết lưu hoặc chết sau khi đẻ ra. Nếu thai bị nhiễm khuẩn mà sống sót thì có thể bị tổn thương ở nhiều cơ quan: viêm mũi, tổn thương da và ban đỏ, loãng xương, bất thường về răng, điếc, mù và những dị tật thần kinh trầm trọng hơn nữa (mất khả năng học tập, rối loạn tâm tính…).
Ghi chú: kiểm soát giang mai là chiến lược đáng làm đểgiảm tỷ lệ bệnh và tử vong cho trẻ.
Điều trị:
Giang mai sớm (dưới 2 năm):
Benzathin penicillin G 2,4 triệu đv, tiêm bắp 1 liều duy nhất hoặc
Procain penicillin G 1,2 triệu đv, tiêm bắp trong 10 ngày liên tiếp hoặc
Doxycyclin 100 mg uống 4 lần mỗi ngày trong 15 ngày
Giang mai tiềm ẩn (trên 2 năm):
Benzathin penicilin G 2,4 triệu đv, tiêm bắp mỗi tuần trong 3 – 4 tuần hoặc
Procain penicillin G 1,2 triệu đv, tiêm bắp trong 20 ngày liên tiếp hoặc
Doxycyclin 100 mg 4 lần mỗi ngày trong 30 ngày hoặc
Giang mai sớm, khi có thai (dưới 2 năm):
Benzathin penicillin G 2,4 triệu đv, tiêm bắp 1 lần duy nhất hoặc
Procain penicillin G 1,2 triệu đv, tiêm bắp trong 10 ngày liên tiếp
Giang mai tiềm ẩn, khi có thai (trên 2 năm):
Benzathin penicillin G 2,4 triệu đv, tiêm bắp mỗi tuần trong 3 tuần hoặc
Procain penicillin G 1,2 triệu đv, tiêm bắp trong 20 ngày liên tiếp hoặc
Erythromycin 500 mg, uống 4 lần mỗi ngày trong 30 ngày.
Dùng Erythromycin có tỷ lệ thất bại cao.
Hạ cam
Bệnh do vi khuẩn Hemophilus ducreii gây nên. Chẩn đoán xác định bằng cách phân lập và nuôi cấy vi khuẩn của tổn thương hay hạch (nhậy cảm từ 60-80% và cần có môi trường đặc biệt).
Thời gian ủ bệnh: 3-6 ngày.
Triệu chứng và dấu hiệu: nhiều vết loét ở vùng sinh dục. Tam chứng “hạ cam” là: 1) loét có bò nham nhở, hàm ếch, 2) đáy vết loét bẩn, tiết dịch màu xám, và 3) có thể gây đau từ vừa phải đến dữ dội (cũng đau cả ở bẹn). Dưới 50% số bệnh nhân có cả ba triệu chứng. Ở nam giới, loét thấy ở mặt trên hoặc mặt dưới bao quy đầu. ở phụ nữ thấy ở cửa âm đạo, mặc dầu đối với phụ nữ những vết loét thường không đau.
Chẩn đoán phân biệt: phân biệt với giang mai nguyên phát và mụn giộp.
Biến chứng: các vết loét là yếu tố tạo thuận lợi lây nhiễm HIV.
Ảnh hưởng đến thai nghénvà sơ sinh: không có ảnh hưởng gì.
Điều trị:
Ceftriaxon 250mg, tiêm bắp 1 liều duy nhất hoặc
Azythromycin lgam (viên nang) uống một liều duy nhất hoặc
Ciprofloxacin 500mg 2 lần trong 3 ngày
Không có thông tin về sự kháng thuốc của vi khuẩn với Ciprofloxacin.
Viêm gan virus B
Bệnh do virus viêm gan B gây nên. Làm xét nghiệm máu để xác định chẩn đoán.
Thời gian ủ bệnh: thường từ 40-110 ngày, có thể ngắn hơn.
Triệu chứng và dấu hiệu: phần lớn thầm lặng, ở giai đoạn sớm có thể thấy mệt, khó chịu, buồn nôn, đau ở phần tư trên của bụng, vàng da, gan sưng và đau, nước tiểu sẫm màu, ban da đỏ, đau khớp.
Chẩn đoán phân biệt: những thể viêm gan khác.
Biến chứng: xơ gan, ung thư gan và trong 1% số trường hợp viêm gan virus bị suy gan và tử vong.
ảnh hưởng đến thai nghén và sơ sinh: đối với trẻ em, nếu không được điều trị, phát triển thành viêm gan mạn tính và 25% tử vong ở tuổi trưởng thành.
Điều trị: Interferon-alpha là sự lựa chọn đầu tiên cho những người viêm gan virus B mạn tính, khoảng 40% bệnh nhân sẽ hết HbeAg sau 16 tuần điều trị bằng interferon. Hết HbeAg liên quan với tiên lượng.
Mụn giộp sinh dục
Bệnh do virus Herpes simplex (HSV) gây nên, có 2 typ virus này, đó là HSV I và II. Chẩn đoán xác định bằng nuôi cấy trực tiếp tổn thương mới (khi chưa được 2 ngày).
Thời gian ủ bệnh: 3-6 ngày.
Triệu chứng và dấu hiệu: Bệnh cảnh nguyên phát. Bắt đầu bằng những mụn nước cách xa nhau và những mụn nước này bị loét và trở thành những tổn thương nông và đau ở vùng sinh dục, cuối cùng đóng vẩy. Cũng có thể gây tổn thương ở quanh miệng (gọi là chốc mép), họng. Mức độ đau từ vừa phải đến nặng, ngứa, đái khó, tiết dịch âm đạo hoặc niệu đạo và nổi hạch ở bẹn. Kéo dài 3-5 tuần. Phụ nữ có những triệu chứng nghiêm trọng hơn.
Mụn giộp tái phát: những triệu chứng tại chỗ chỉ từ nhẹ đến trung bình, diện nhỏ hơn nhiều và không kéo dài. Thường có tiền triệu, ví dụ như đau nhói, đau ê ẩm ở mông, chân, háng.
Chẩn đoán phân biệt: phân biệt với giang mai hoặc hạ cam sau khì đã bị loét.
Ảnh hưởng đến thai nghén và sơ sinh: mụn giộp nguyên phát với mụn giộp cổ tử cung thường phối hợp với sẩy thai và đẻ non. Trong số những trẻ sinh ra với bệnh mụn-giộp (nguy cơ bị nhiễm là 1 trên 3 với mụn giộp nguyên phát, dưới 1 trên 30 với mụn giộp tái phát), thì một nửa sẽ chết hoặc có tổn thương thần kinh.
Ghi chú: 80% trường hợp bệnh phát không thể hiện triệu chứng gì cho nên việc lây truyền rất dễ xảy ra. Mụn giộp cũng rất hay phối hợp với nhiễm và lây truyền HIV.
Đã triển khai tiêm chủng nhưng chưa được rộng rãi ở Việt Nam. Bệnh dễ bị coi thường nhưng có thể gây biến chứng đau thần kinh, viêm màng não vô khuẩn, trẻ mới đẻ có thể bị mụn giộp khu trú hoặc lan toả.
Điều trị:
~ Mụn giộp nguyên phát:
+ Acyclovir 400mg, uống 3 lần mỗi ngày trong 5 ngày hoặc + Acyclovir 200mg, uống 5 lần mỗi ngày trong 7 ngày hoặc + Famciclovir 2 50 mg, uông 2 lần mỗi ngày trong 5 ngày + Bắt đầu càng sớm càng tốt.
Mụn giộp tái phát:
+ Acyclovir 400mg, uống 3 lần mỗi ngày trong 5 ngày hoặc + Acyclovir 200mg, uông 5 lần mỗi ngày trong 7 ngày hoặc + Famciclovir 250mg, uống 2 lần mỗi ngày trong 5 ngày + Tốt nhất được bắt đầu từ giai đoạn tiền triệu.
Mụn giộp khi có thai;
+ Acyclovir 400mg, uống 3 lần mỗi ngày trong 5 ngày hoặc + Acyclovir 200mg, uống 5 lần mỗi ngày trong 7 ngày hoặc + Xem xét việc mổ lấy thai
Phơi nhiễm cho trẻ sơ sinh, mụn giộp khi đẻ:
+ Acyclovir 10mg/kg tiêm tĩnh mạch, 3 lần mỗi ngày, trong 21 ngày.
Mụn giộp kèm nhiễm HIV:
+ Acyclovir 400mg uống 3-5 lần mỗi ngày cho đến khi hồi phục.
Bệnh sùi mào gà sinh dục và cổ tử cung
Bệnh do virus gây u sùi ở người (HPV). Chẩn đoán xác định bằng phiến đồ tế bào Pap. Đối với những sùi nhìn thấy được ở cơ quan sinh dục ngoài, âm đạo hoặc cổ tử cung thì làm thử nghiệm với dấm trắng.
Thời gian ủ bệnh: rất thay đổi, từ 3 tuần đến 1 năm.
Triệu chứng và dấu hiệu: những thể thường gặp nhất của sùi sinh dục là sùi mào gà là nổi những đám sùi giống như súp lơ và mọc lan tràn nhưng cũng có thể là những nốt sẩn tròn, lớp vẩy dầy sừng hoá (giống như sùi thông thường) hoặc những nốt sẩn hơi cộm lên, đỉnh phẳng. Những tổn thương này thường không nhận thấy nhưng đôi khi ngứa, rát và chảy máu. Những chủng HPV gây sùi khác với những chủng gây ung thư cổ tử cung. Phụ nữ bị nhiễm những typ HPV gây ung thư cổ tử cung thường không có triệu chứng gì. Ba typ HPV gây ra hơn 95% tổng số ung thư cổ tử cung, nguyên nhân của 400,000 tử vong có thể tránh được hàng năm, phần lớn ồ các nưóc đang phát triển. HPV không gây ra triệu chứng thường có thể phật hiện được bằng phiến đồ Pap nhưng không thể phân biệt được typ HPV. Khám bằng mỏ vịt hoặc chỉ quan sát bằng mắt có thể phát hiện những mô bất thường hoặc các tổn thương. Làm test phát hiện typ HPV chỉ có thực hiện được ở những labô có trình độ chuyên môn cao.
Chẩn đoán phân biệt: có thể lầm vài sùi mào gà của giang mai thứ phát.
Biến chứng: ung thư cổ tử cung, ung thư sinh dục.
Ảnh hưởng đến thai nghén và sơ sinh: giãn tĩnh mạch thực quản ở trẻ em.
Ghi chú: ở những phụ nữ có HIV dương tính tỷ lệ bị ung thư cô tử cung cao hơn dân số’ thường đến 5 lần.
Điều trị: Trichloracetic acid 80-90%. Điện đông hay đốt điện. Podophyllin 10-25% (podophyllin là thuốc có thể hấp thụ qua da gây độc). Với phụ nữ có thai: dùng phương pháp điều trị bằng điện đông, không dùng trichloracetic acid hay podophyllin.
Viêm âm đạo do loạn khuẩn
Có nhiều tác giả không coi viêm âm đạo do loạn khuẩn và do nấm là bệnh lây truyền qua đường tình dục (hiện có hơn 20 bệnh) nhưng chưa có sự nhất trí hoàn toàn.
Tình trạng này là do sự phát triển quá mức, đến mức mất cân bằng của nhiều loại vi khuẩn chí, bình thường vẫn sống ở âm đạo. Viêm âm đạo do loạn khuẩn không lây truyền do quan hệ tình dục và không nguy hiểm nhưng gây nhiều phiền phức cho phụ nữ, vì khi ra khí hư nhiều và hôi thì đều phải kiểm tra, chẩn đoán phân biệt và loại trừ bệnh do Chlamydia và bệnh lậu.
Triệu chứng: thường ra khí hư hói, có màu xám nhạt và thường không kèm theo triệu chứng gì khác, cần khám vùng tiểu khung, quan sát và xét nghiệm dịch âm đạo (loại trừ Chlamydia và lậu), đánh giá thể tích của buồng trứng và tử cung, mức nhậy cảm của cổ tử cung. Một xét nghiệm dễ làm và đáng tin cậy là rỏ một giọt dung dịch thuốc tím lên một giọt khí hư của bệnh nhân sẽ ngửi thấy mùi cá ươn bốc lên. Khoảng một nửa số phụ nữ bị viêm âm đạo do loạn khuẩn không thể hiện triệu chứng gì.
Nguyên nhân: hình như có vai trò phối hợp của nhiều loại vi khuẩn ở âm đạo. Lí do vì sao lại có sự hợp đồng gây bệnh của vi khuẩn vẫn chưa rõ.
Điều trị: bao gồm kháng sinh clindamycin 300 mg, uống 2 lần mỗi ngày, trong 7 ngày, hoặc kem clindamycin 2%, đưa vào âm đạo 5g mỗi ngày trong 7 ngày. Hoặc metronidazol 2 g uống 1 liều duy nhất hay gel metronidazol 0,75% 5 g đưa vào âm đạo, 2 lẩn mỗi ngày trong 5 ngày. Tuy chữa trị có kết quả nhưng cũng có tỷ lệ tái phát khoảng 15%. Nếu tái phát, thường cần chỉ định thêm một đợt kháng sinh nữa.
Viêm âm đạo do loạn khuẩn có thể chữa khỏi hoàn toàn, không lây truyền theo đường tình dục. do đó không cần điều trị cho bạn tình.
Khi mang thai, viêm âm đạo do loạn khuẩn có thể gây vỡ 01 sớm, đẻ non, nhiễm khuẩn buồng ối và nhiễm khuẩn tử cung sau đẻ, vì thế cần phát hiện viêm âm đạo khi có thai để được điều trị sớm nhưng không dùng trong giai đoạn đầu của thai nghén và phụ nữ cho con bú. Viêm âm đạo do loạn khuẩn là một yếu tố thuận lợi cho nhiễm và lây truyền HIV.
Viêm âm đạo do nhiễm nấm Candida
Bệnh thường gặp, do một trong số nhiều chủng nấm có tên là Candida gây ra. Nấm Candida là loại nấm vẫn có với số lượng ít trong âm đạo cũng như trong miệng và ống tiêu hoá của cả nam và nữ. Nhiễm nấm làm cho dịch âm đạo đặc lại, có màu trắng, dai dính, cũng có thể hơi lỏng nhưng không có mùi, âm hộ và niêm mạc âm đạo thường đỏ và rất ngứa. Tại sao nấm vẫn có trong âm đạo mà lại phát triển nhiều để gây ra viêm âm đạo do nấm? là do có sự mất cân bằng trong cơ thể người phụ nữ, ví dụ như phải dùng kháng sinh để chữa trị viêm nhiễm đường tiết niệu và kháng sinh đã diệt luôn cả những vi khuẩn “bạn” cũng vẫn chung sống hoà bình với nấm ở âm đạo. Do những vi khuẩn này bị tiêu diệt cho nên nấm cóđiều kiện phát triển và gây ra viêm. Những yếu tố khác cũng có thể gây ra sự mất cân bằng là tình trạng thai nghén (do thay đổi về nồng độ hormon); bệnh tiểu đường (gây có đường trong nước tiểu và âm đạo); dùng thuốc tránh thai có hàm lượng cao estrogen; dùng thuốc ức chế miễn dịch; rối loạn nội tiết hay bệnh của tuyến giáp; điều trị bằng corticoid.
Điều trị:
Nystatin 100.000 đv, 2 viên nang đặt âm đạo mỗi ngày, trong 14 ngày hoặcItraconazol (Sporal) 100mg uống 3 lần mỗi ngày hoặc Fluconazol 150mg uống liều duy nhất.
Xem tiếp
http://thuocchuabenh.vn/benh-nam-khoa/benh-lau.html
http://thuocchuabenh.vn/benh-phu-khoa/nhiem-chlamydia.html