ĐÔNG Y CHỮA TRẺ KHÓC ĐÊM

đông y chữa trẻ khóc đêm
đông y chữa trẻ khóc đêm

Trẻ khóc đêm là tình trạng Trẻ em ban ngày thì yên tĩnh, ban đêm thì kêu khóc không yên, đêm nào cũng thế, giống như có quy luật cho nên gọi là “khóc dạ đề”.

Nếu bệnh nhân mà do có mụn ở miệng, hoặc do sữa cho uống có vấn đề, hoặc sơt, hoặc mới cai sữa, hoặc ban đêm ưa nhìn ánh sáng, hoặc do chuyển nhà mới mà đêm kêu khóc thì không thuộc phạm vi của bài này, nên cần phân biệt rõ để xử lý.

NGUYÊN NHÂN: có 3 nguyên nhân chính theo y học cổ truyền.

  1. Tâm nhiệt: Trẻ em mới sinh có bẩm tố nhiệt ẩn nấu trong Thai, Tâm hỏa tích thịnh, thao nhiễu không yên dẫn đến khóc đêm.

  2. Tỳ hàn ( Dân gian gọi là Bụng lạnh): Trẻ mới sinh ra bẩm tố không đầy đủ, Tỳ tạng hư hàn, ban đêm đến hàn thịnh khí trệ, Tỳ không vận hóa, đã đến uất tích không thư, làm cho đau Bụng kéo dài đau khóc không dứt.

  3. Sợ hãi: trẻ em mới sinh thần khí chưa đầy đủ, cảm xúc thấy tiếng lạ, vật lạ là sợ hãi quá mức, giấc ngủ không yên, khi phát sợ thì khóc.

BIÊN CHỨNG LUẬN TRỊ

  1. Tâm nhiệt: Khi quan sát Trẻ ta thấy Mặt đỏ, Môi hồng, nước mắt rất nhiều, trong Miệng có hơi nóng, phiền táo không yên, nước Tiểu ít mà đỏ, hoặc Phân bí kết, ngửa Mặt mà khóc, tiếng khóc trong trẻo.

  2. Tỳ hàn: sắc Mặt trắng xanh, tứ Chi cong gập, bàn Tay bàn Chân hơi lạnh, bú kém ít, hoặc không bú, phân nát, trong Bụng đau Lưng cong gập khóc.

  3. Sợ hãi: trong khi ngủ thấy sợ hãi không yên, từng lúc phát sợ mà kêu khóc.

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

  1. Tâm nhiệt: Dùng bài ” Đạo xích tán” tham khỏa phần bài thuốc Đông Y.

  2. Tỳ hàn: Dùng bài ” Lục quân tử thang” tham khảo phần bài thuốc Đông Y.

  3. Sợ hãi: dùng ” An thần định kinh hoàn” tham khảo bài thuốc Đông Y.

TRÍCH ” BỆNH NHI KHOA” CỦA CỤ LƯƠNG Y LÊ VĂN SỬU

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.