Quai bị là bệnh nhiễm trùng cấp tính, không hoá mủ, gây thành dịch cục bộ, gặp nhiều ở lứa tuổi trước dậy thì. Bệnh gây teo 2 tinh hoàn, teo hai buồng trứng dẫn đến vô sinh.

Nguyên nhân do virút quai bị có nhiều trong thiên nhiên, trong các giọt nước bọt của người bị quai bị khi thở phát ra, người lành hít phải. Virút này lây theo đường hô hấp qua miệng, tiến vào ống Stênôn với tuyến mang tai, tiếp tục gây bệnh. Bệnh gặp những em chưa tiêm phòng quai bị và cả trẻ lớn chưa có miễn dịch quai bị, kể cả người lớn.

Triệu chứng là virút quai bị gây viêm tuyến mang tai, viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng, viêm màng não, tổn thương dây thần kinh và viêm tuy.

  • Viêm tuyến mang tai.

Thời kì ủ bệnh: 18-21 ngày.

Thời kì khởi phát: bệnh không đột ngột, nhưng rất khó chịu, nhức đầu, sợ gió và sốt tăng dần.

Thời kì toàn phát: hôm sau bệnh nhân thấy nhai, nuốt ngượng, đau vùng trước tai, tuyến mang tai sưng to, căng, phồng bóng, không tấy đỏ, không hoá mủ, ứa nhiều nước bọt. Tuyến mang tai bên kia tiếp tục viêm.

Thăm khám phát hiện họng hơi đỏ, lỗ ống Stênôn hơi đỏ tấy. Các tuyến nước bọt dưới hàm, dưới lưỡi bị viêm.

Thời kì lui bệnh: 10 ngày sau đỡ dần, giảm đau, bớt sốt.

  • Viêm tinh hoàn

Thường gặp sau tuổi dậy thì, xuất hiện sau viêm mang tai, từ 6-10 ngày. Bệnh nhân sốt rét run, nhiệt độ 39-40°C, đau nhói vùng tinh hoàn.Tinh hoàn sưng to, đỏ, đau, khó đi lại và tiếp tục viêm tinh hoàn bên kia. Sau 2-6 tháng mới biết tinh hoàn không teo hay teo. Neu teo 2 tinh hoàn sẽ vô sinh.

  • Viêm buồng trứng: gặp nhiều sau dậy thì, người bệnh sốt 40°c đau sâu 2 hố chậu, dễ teo 2 buồng trứng sẽ vô sinh.
  • Viêm màng não, tổn thương dây thần kinh chiếm 10-30%.
  • Viêm tuy: xuất hiện sau viêm mang tai vào ngày thú 7. Bệnh nhân nôn, đau

Vùng thượng vị, Amylase máu tăng.

Điều trị là tất cả các em đều tiêm phòng quai bị, không cho học sinh bị quai bị đến trường 21 ngày.

Tất cả bệnh nhân đều đến bệnh viện khám và điều trị theo bệnh viện

Sau điều trị cần nên theo dõi từ 2-6 tháng sau trẻ em trai có teo tinh hoàn hay không, bằng cách người mẹ hay cha sờ nắn so sánh hai tinh hoàn, nhớ tinh hoàn trái nhỏ hơn tinh hoàn phải một ít không đáng kể. Nếu một trong hai tinh hoàn quá nhỏ cần đưa trẻ đến bác sĩ xin thăm khám và yêu cầu được tư vấn về phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Theo dõi các biến chứng có thể xuất hiện muộn như tuy tạng. Nếu phát hiện các triệu chứng bất thường hãy khẩn trương đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám và điều trị, tránh tai biến đáng tiếc. Phát hiện trẻ bị quai bị nhưng các triệu chứng không điển hình vẫn cách ly và theo dõi, khi có bất thường cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện.

Bài trướcBệnh viêm mủ màng phổi ở trẻ em
Bài tiếp theoBệnh thoát vị bẹn ở trẻ em cần xử lý thế nào

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.