Trẻ em trai chạy nhảy vui chơi hay khóc thì bên bìu to ra. Khi trẻ nằm ngủ yên thì mất đó là thoát vị bẹn. Bệnh này gặp ở con trai cho đến người lớn. Nếu không chữa, thoát vị bẹn nghẹt gây nguy hiểm.

Nguyên nhân do một bộ phận của quai ruột thoát khỏi thành bụng chui qua lỗ bẹn, tụt xuống nằm trọn một bên bìu.

Bệnh cảnh lâm sàng do áp lực thành bụng nặng gây đè lên số quai ruột trong ổ bụng chui qua bẹn sa xuống bìu nhất là đứa trẻ chạy, nhảy, nghịch ngơm. Tại một bên bìu căng to so với bìu bên đối diện. Khi đứa trẻ nằm yên thì túi thoái vị biến mất, do các quai ruột đã tự động chui lên ổ bụng. Trường hợp này xảy ra thường xuyên nhiều lần trong ngày.

Có nhiều trường hợp quai ruột thoát khỏi ổ bụng, xuống nằm trọn trong bìu không lên được thành ô bụng là thoát vị bẹn nghẽn. Trường hợp này xảy ra nhiều. Đứa trẻ đau đớn ghê gớm, vật vã, khóc thét, bắt gà, sờ, nắn, rất chắc,không thể dùng ngón tay đẩy lên được. Sau từ 8-12 giờ, bụng bắt đầu chướng, đứa trẻ nôn liên tục, toàn trạng quá suy sụp, có thể tiêu ra máu do một số quai ruột bị hoại tử. Trường hợp cần đưa đến bệnh viện mổ cấp cứu, giải toả quai ruột, lưu thông đường tiêu hoá.

Neu đến quá muộn vừa hồi sức vừa mổ cắt bỏ đoạn ruột bị hoại tử trên đứa trẻ sức yếu, lại càng khó khăn hồi phục sức khoẻ.

Phòng ngừa là phát hiện hiện tượng trên không chần chừ, cần phải đưa trẻ đến bệnh viện khâu lỗ bẹn là tránh khỏi. Gia đình và đứa trẻ không phải trải qua bước kinh khủng.

Không có bất kỳ loại thuốc nào điều trị khỏi bệnh thoát vị, không nên nghe lời, tiền mất tật mang. Phải chữa sớm tránh mạ treo ruột sa xuống lâu ngày không lên được sẽ bị hoại tử, phải mô cấp cứu. Thường thoái vị bẹn nghẽn không lên được, trẻ đau dữ dội, khóc toáng lên và nôn nhiều. Thoát vị bẹn là bệnh thường gặp ở con trai, phát hiện sớm, đưa đến bệnh viện mô khâu kín lỗ bẹn là khỏi hoàn toàn.

Trẻ sau sinh khoảng 20 ngày, đột nhiên nôn vọt sau khi ăn. số lượng nôn nhiều, có sữa đã vón cặn đó là do bệnh hẹp phì đại môn vị gây nên. Bệnh này gặp ở con trai nhiều hơn con gái.

Nguyên nhân: hẹp phì đại môn vị do tật bẩm sinh, cơ của môn vị phì đại làm cho môn vị hẹp. Thức ăn xuống dạ dày không xuống được tá tràng, vì môn vị hẹp.

Bệnh cảnh lâm sàng ở chứng nôn: trẻ sau khi sinh khoảng 21 ngày vẫn ăn, uống bình thường. Sau đó xuất hiện nôn vặt, sau mỗi bữa ăn số lượng sữa vừa ăn xong, có khi nôn ra sữa vón cặn.

Trẻ nhỏ bị sút cân trông thấy, da bọc xương. Da khô, nhăn nheo, cấu véo da đàn hồi kém, mắt trũng, thóp lõm.

Táo bón: mấy ngày trẻ mới đi ngoài được, vì ăn vào nôn ra hết.Phân ít, màu nâu thẫm.

Bệnh nhi vẫn thèm bú sữa mẹ.

Bú một cách háo hức. Nhưng bú xong lại nôn ra, không còn để ruột non hấp thụ.

Thăm khám: phát hiện khi bệnh nhi bú, nhìn thấy vòng ruột chuyển động gọi là rắn bò.Sau bữa ăn bụng trẻ lõm lòng thuyền, sờ thấy bụng bên phải có mộtcục như hạt lạc và môn vị phì đại. Lắc bụng có tiếng ọc ạch.

Chụp phim X-quang có uống baryts phát hiện: Barýt ứ đọng lại dạ dày từ 6-8 giờ và còn nhiều hơn. Dạ dày giãn rộng.

Xét nghiệm: toàn máu, vì mất HCL do nôn nhiều.

Điều trị nội khoa: trong lúc chờ đợi điều trị ngoại khoa:

Cho bệnh nhi ăn nhiều bữa, ăn ít một. Khi cho trẻ ăn bế theo tư thế đứng thẳng.

Cho uống thuốc an thần, chống nôn.

Điều trị ngoại khoa bằng phẫu thuật giải phóng môn vị bị hẹp, tạo đường tiêu hoá xuống ruột non.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.