Lồng ruột là đoạn ruột non lồng vào đoạn ruột già, không tự tháo lồng được là bệnh cấp cứu, thường gặp trẻ trong giai đoạn bú sữa mẹ từ 3-12 tháng tuổi.

Nguyên nhân do đoạn ruột già có manh tràng và đại tràng lên không được vô định vào thành bụng. Khi ruột nhu động quá mạnh, ruột non trui tuột vào trong ruột già bắt đầu từ manh tràng, phần đầu ruột già tiếp với ruột non tạo thành một khúc ruột lồng kéo theo các mạch máu nuôi các dưỡng chất,gây tắc ruột mau chóng bị hoại tử.

Bệnh cảnh lâm sàng

Trẻ khoẻ mạnh, bụ bẫm, đang vui chơi đột nhiên khóc thét, giãy giụa, quằn quại, kéo dài khoảng 15 đến 20 phút lại giãy giụa quằn quại trở lại, khóc thét

Trẻ nôn ngay trong cơn đau đầu tiên, trẻ bỏ bú,không chịu gâm núm vú dù người mẹ dỗ dành, sau cơn khóc trẻ lại bú sau lại nôn.

Trẻ đi tiểu ra ít máu đỏ thẫm, thường sau cơn đau khoảng 8 giờ lạiđi tiêu ra máu đỏ thẫm, hoạc thâm đỏ lỗ hậumôn, chảy máu theo tay.

Trẻ đau từng cơn, hết cơn này lại tiếp tục cơn khác gây cho trẻ mệt nhoài. Thăm khám nắn bụng có phản ứng một vùng bụng có thể phát hiện một khối lồng ruột, khi trẻ nằm yên không khóc. Giữa bụng,trên rốn sờ thấy một khối ruột lồng nhô lên cao. Có thể khối ruột lồng sang hố chậu trái. Khi thăm khám lỗ hậu môn, ngón tay trạm phải khối ruột lồng.

Chụp phim X phát hiện hình Ảnh khối ruột lồng là đại tràng bị cắt cụt, hình càng cua, hình nhiều vòng tròn lồng lên nhau.

Xử trí

Như trên đã mô tả, lồng ruột không thể chữa bằng bất kỳ loai thuốc nào dù là thần dược, chỉ đưa trẻ đếnbệnh viện xử trí theo tuần tự:

Tháo khối lồng ruột bằng hơi, bằng baruýt dưới hướng dẫn của X quang . Khi đã tháo khối lồng ruột thấy bờ manh tràng thuốc bruýt sang hồi tràng.

Tháo khối lồng ruột bằng hơi, thực thi trước 24 giờ thì có kết quả từ 80 đến 90% . Mổ cấp cứu những trẻ đưa đến bệnh viện quá muộn hay tháo lồng ruột không kết quả.

Phòng ngừa

Lồng ruột là bệnh cấp tính vừa cấp cứu, rất cần phát hiện nhưng trẻ bụ bẫm đang bú sữa mẹ dưới 12 tháng tuổi đột nhiên khóc thét, gãy giụa nên nghĩ ngay là lồng ruột và không được chần chừ hãy đưa trẻ đến bệnh viện để xử lý.

Nếu để lâu sau 24 giờ, khối ruột lồng sẽ hoại tử, phải mổ cấp cứu, cắt bỏ đoạn ruột hoại tử này và khâu này khâu nối lại, trên trẻ còn đang bú liệu có đủ sức chịu đựng được không? Nếu trẻ qua khỏi nhưng việc nuôi dưỡng và chăm sóc rất nhiều khó khăn tốn công sức tiền của.

Bài trướcBệnh thoát vị bẹn ở trẻ em cần xử lý thế nào
Bài tiếp theoNhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn – Biểu hiện và xử trí

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.