Viêm mũi cấp tính

Mũi dùng hít và thở không khí để sống. Nhưng mũi có nhiều niêm mạc nhậy cảm với chất độc hại, không khí lạnh… nên dễ viêm. Bệnh gặp nhiều ở trẻ em và người lớn.

Nguyên nhân là do hít, thở ra ở môi trường lạnh kéo thoe các vi khuẩn liên cầu, phế cầu, tụ cầu, các virút đường hô hấp. Chúng xâm nhập vào niêm mạc mũi và nhân lên gây viêm long đường hô hấp trên.

sống bằng không khí nên liên tục hít và thở ra. Hít phải các chất độc hoá học như thuốc trừ sâu, phân hoá học, hơi thuốc lá, bụi, phấn hoa. Những chất này xâm nhập vào mũi. Niêm mạc mũi nhậy cảm bị xung huyết, thâm nhiễm vào các tế bào tròn, xảy ra hiện tượng hoá bạch cầu gây tổn thương ở niêm mạc mũi.

Bệnh cảnh lâm sàng là mũi bị ngứa liên tục, hắt hơi liên tục, chảy nước mũi trong, về sau chảy nước nhầy, cuối cùng thành mủ có lẫn vài tia máu tươi.

Tắc mũi một hay hai bên, tắc đến nỗi phải thở bằng mồm, càng gây rát họng, ho nhiều. Sức ngửi bị giảm, nhưng sẽ hồi phục nhanh khi khỏi bệnh.

Người mệt, có thể sốt nhẹ, nhức đầu khó chịu, ăn uống không thấy ngon miệng và đau mình mẩy, chân tay.

Thăm khám phát hiện niêm mạc mũi xung huyết, nhưng có thể không có mủ. Đặt thuốc gây co mạnh, cuốn mũi dưới co lại. Cuốn mũi sưng, đỏ, sàn mũi đọng đầy chấy nhầy hay mủ.

Bệnh diễn biến từ 5-8 ngày. Bệnh nhân xì mũi bớt loãng, chất dịch giảm dần, dễ thở. Một số trường hợp biến chứng viêm xoang, viêm họng, viêm thanh quản, viêm khí quản, viêm tai giữa ở trẻ nhỏ và viêm đường hô hấp dưới: viêm phế quản cấp, viêm phổi…

Phòng ngừa là mùa lạnh cần giữ ấm cổ, mũi, họng bằng dùng khẩu trang.

Nhỏ thuốc vào mũi khi trẻ bị hắt hơi, chảy nước mũi hay xông mũi và tránh lạnh, tránh mưa, tránh gió lùa, tránh ngửi hơi độc hại như thuốc lá, hơi nóng và chữa khỏi dứt điểm, vì vi khuẩn từ mũi gây viêm cả đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới. Nâng sức khoẻ, cho trẻ ăn nhiều sữa, nhiều chất đạm, dùng các loại quả cam, na, nhãn, xoài, vải, dưa hấu, chôm chôm…

Điều trị khỏi bệnh dứt điểm, tránh biến chứng viêm đường hô hấp trên và hô hấp dưới.

Cho trẻ đến khám ở bác sĩ, có chỉ định dùng thuốc đặc trị chóng khỏi, tránh biến chứng.

Nhỏ mũi các loại thuốc kháng viêm, chống khuẩn như Coldi B, Otrivim.

Xông mũi chóng khỏi bệnh bằng bạc hà, phối hợp với các kháng sinh cần thiết thuộc thế hệ mới do bác sĩ chỉ định.

Viêm mũi mãn tính

Bệnh rất phổ biến ở nước ta do khí hậu thấp. Khi niêm mạc mũi bị nhiễm khuẩn kéo dài gây phản ứng lại, tăng tiết nước, chất nhầy hay quá phát. Viêm mũi mãn tính có hai loại cơ bản:Viêm mũi xuất tiết và viêm mũi quá phát.

Nguyên nhân phổ biến nhất là nhiễm khuẩn thứphát sau viêm mũi cấp tính, sau viêm V.A, viêm xoang.

Ngoài ra do dị tật cấu trúc mũi: vẹo vách ngăn, gai vách ngăn.

Biểu hiện lâm sàng có ba giai đoạn:

Giai đoạn xung huyết đơn thuần: Bệnh nhi tắc mũi thường xuyên liên tục cả ngày lẫn đêm, ban đêm tắc nhiều hơn, xuất tiết ít.

Thăm khám mũi, phát hiện cuốn dưới xung huyết to, đỏ, tím bầm chiếm gần hết hốc mũi. Đặt cocain còn co hồi lại.

Giai đoạn xuất tiết, mũi chảy nước là dấu hiệu cơ bản. Mũi chảy ra nhiều chất nhầy hay mủ, chảy kéo dài hàng tháng. Trẻ nhỏ thường gọi thò lò mũi xanh. Bệnh nhị ngạt mũi thường xuyên phải khịt mũi, ngửi kém.

Thăm khám, phát hiện niêm mạc mũi phù nề, nhợt nhạt, hai cuốn sưng mọng, nhưng còn co hồi, sàn mũi và khe cuốn mũi rất nhiều chất xuất tiết nhầy ứ đọng. Không được điều trị, triệu chứng viêm xuống đường hô hấp dưới gây viêm thanh khí quản…làm cho bệnh nhi ho dài, khản tiếng, gây biến chứng viêm xoang mãn tính, viêm tai giữa…

Giai đoạn quá phát, có hiện tượng quá sản của niêm mạc hai cuốn dưới. Bệnh nhi tắc mũi liên tục, ngày càng tăng, các thuốc nhỏ mũi gây co niêm mạc mũi, không tác dụng. Tắc mũi, bệnh nhi nói giọng mũi kín, thở bằng mồm gây khô, rát, viêm họng. Mũi chảy dịch tiết kèm theo rối loạn ngửi.

Thăm khám, phát hiện cuốn dưới phình to đến vách ngăn, cứng sần sùi, màu xám nhạt. Lắm lúc, chỉ tổn thương đuôi cuốn dưới phải soi mũi sau, mới phát hiện được.

Phòng tránh là giải quyết dứt điểm những gai kích thích, những ổ viêm nhiễm; vẹo vách ngăn, viêm V.A, viêm xoang…

Cho bệnh nhi hít sâu, thở ra dài bằng mũi, ở những nơi không khí trong lành, thường xuyên liên tục mỗi ngày.

Mùa lạnh, cần nhỏ các loại thuốc mũi, tránh viêm long đường hô hấp trên.

Điều trị chống tắc mũi, dùng các loại thuốc co mạch nhỏ mũi như Êphedrin, xông mũi bằng bạc hà.

Chống chảy nước mũi là hút sạch nước mũi bằng máy, xông mũi bằng kháng sinh, nhỏ thuốc mũi bằng chlorocid 0,4%o đến khi khỏi bệnh.

Giai đoạn cuối, thuốc không còn tác dụng, phải điều trị đốt cuốn mũi bằng điện hay cắt cuốn mũi.

Nâng cao thể trạng là cho bệnh nhi ăn nhiều sữa, chất dinh dưỡng, vitamin, các loại quả cam, chanh, xoài, nhãn, na, dưa hấu, chôm chôm…

Bài trướcBệnh viêm màng não mủ ở trẻ em
Bài tiếp theoBệnh Viêm VA cấp tính và mạn tính ở trẻ em

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.