ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐAU DẠ DÀY
(Vị thống)

Dau dạ dày cũng gọi là “Tâm khẩu thống”, vị trí đau ở bụng trên gần vùng tim. Bị nhiễm lạnh, ăn uống không điều độ hoặc tinh thần bị căng thẳng đều dẫn đến Vị thống.
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày và có triệu chứng khác nhau, cho nên lâm sàng phân biệt từng thể bệnh: đau do nhiễm lạnh, khí thống, huyết thống và thực thống. Điều trị cũng căn cứ vào triệu chứng khác nhau mà xử lý cho phù hợp.
-
Nghiệm phương bằng thuốc uống
– Bài 1 (vùng dạ dày đai do nhiễm lạnh)
Gừng già 10 gam
Lá chè 6 gam
Sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang.
– Bài 2 (vùng dạ dày đau do viêm nhiệt tà)
Qua lâu bì 12 gam
Hoàng cầm 3 gam
Sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang.
– Bài 3 (vùng dạ dày đau do chướng hơi)
Hương phụ 10 gam
Tô Hiệp 5 gam
Chỉ xác 6 gam
Sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang,
– Bài 4 (đau dạ dày do ứ huyết)
Ngũ linh chi 3 gam
Bồ hoàng
các vị tán bột, hãm nước uống.
– Bai 5 (đau dạ dày ứa nước chua)
Binh lang 10 gam,
sao đen, tán bột, hòa nước tục uống 3-4 ngày.
-
Nghiệm phương bằng ăn uống
– Bài 1 (đau dạ dày do thương thực)
Sơn tra 40 gam
Gạo tẻ 100 gam
Dường cát 10g.
Nấu sơn tra lấy nước đặc, bỏ bã, bỏ gạo tẻ vào nấu cháo, hòa thêm đường rồi ăn buổi sáng lúc đói bụng,
– Bài 2 (vùng dạ dày đau chướng do can khí phạm vi)
Quất bì 20 gam (thứ tươi dùng 30 gam)
Gạo tẻ 100g
Nấu quất bì lấy nước , bỏ bã, bỏ gạo tẻ vào nấu thành cháo cho ăn. Cũng có thể sấy khô quất bì, tán bột, mỗi lần dùng 3-5 gam hòa vào cháo thật nóng cho ăn ngày một lần.
– Bài 3 (vùng dạ dày đau và nóng rát do can vị uất nhiệt)
Rễ cỏ lau tươi 150 gam
Thanh bì 10 gam
Sinh khương 2 nhát
Gạo tẻ 100 gam
Rễ cỏ lau cát từng đoạn ngắn, cùng nấu với Thanh bì là nước bỏ bã, bỏ gạo tẻ nấu thành cháo, khi cháo đã nhừ, thêm Sinh khương vào lại đun sôi vài dạo rồi lấy cháo mỗi ngày một thang, chia 2 lần ăn.
– Bài 4 (đau dạ dày do nhiễm lạnh, ta chườm nóng )
Tất bát 4 gam
Hồ tiêu 3 gam
Gạo té 100g
Hai vị thuốc tán bột, bỏ gạo tẻ vào nồi nấu cháo cho ăn mỗi ngày một thang.
– Bài 5 (chữa đau dạ dày do âm hư)
Sa sâm 10 gam
Mạch môn 10gam
Dường phèn 30g
Qủa lê 2 quả
Hai vị thuốc nấu lấy nước, bỏ bã, nước ấy hòa đường với nước ép quả lê, chia làm 2 lần uống trong ngày, mỗi ngày một thang.
– Bài 6 (đau dạ dày lâu ngày không khỏi)
Lòng lợn 1 bộ
Hồ tiêu 10 hạt
Gừng tươi 5 nhát
Trước hết, lòng lợn rửa với dấm nhiều lần cho sạch, bỏ hồ tiêu và gừng vào rồi hấp cách thủy cho chín nhừ, chia làm 2 lần ăn sáng và tối.
– Bài 7 (đau dạ dày và loét hành tá tràng)
Mật ong liều lượng thích hợp, uống trước bữa cơm 1 giờ hoặc uống sau bữa cơm 3 giờ, uống liên tục trong hai tháng, Thời gian uống mật ong, kiêng ăn các thức cay nóng , rượu hoặc thức kích thích khác.
– Bài 8 (đau dạ dày thể co thắt).
Trứng gà 12 quả
Dường kính 500 gam
Rượu nếp 500 ml
Đập trứng gà vào đường và rượu quấy đặc như kem, ngày lần 3 lần, mỗi lần một thìa canh trước bữa cơm.
– Bài 9 (đau dạ dày mạn tính)
Con nhộng tằm sấy khô tán bột, mỗi lần uống 5 đến 10 gam, ngày 2 lần.
-
Nghiệm phương chứa bên ngoài
– Bài 1 (đau dạ dày cấp tính).
Sinh xuyên ô 10 gam
Sinh thảo ô 10 gam
Bạch chỉ 12 gam
Bạch cập 12 gam
Các vị tán bột, trộn bột mì vừa phải, nặn thành bánh, dán lên huyệt Thượng quản, cách 12 giờ thay miếng dán 1 lần. Dáp 3-4 lần có kết quả.
– Bài 2 (đau do loét dạ dày tá tràng)
Tế tân 12 gam, tán bột, hòa dầu vừng làm thành cao dán vào huyệt Trung quản, bên ngoài dán băng, ba ngày thay 1 miếng dán một lần, làm liên tục 15 – 30 ngày.
– Bài 3 (vùng dạ dày đau âm ỉ).
Xuyên tiêu 15 gam
Can khương 10 gam
Phụ phiến 10 g
Đàn hương 10 g
Xương truật 10 g
Nước gừng vừa đủ.
các vị tán bột, hòa nước gừng làm thành miếng cao, chia 3 miếng dán lên các huyệt Trung quản, Tỳ du, Vị du, bên ngoài dán bằng mỗi ngày thay miếng dán một lần.

Theo:”Thuốc Đông Y cách dùng thuốc điều trị” Lương Y Nguyễn Thiên Quyến dịch