KINH BẾ
Thế nào là kinh-bế ? Bào-mạch bế-trệ, nguyệ kinh không thấy. thế là kinh-bế.
Vì sao kinh-bế ? Phát sinh ra bệnh kinh bế, có 3 nguyên-nhân chính sau đây :
1) Huyết-trệ.
2) Khí-uất.
3) Huyết-khô.
Kinh – bể phân làm mấy loại ? Chứng kinh-bế. phân ra làm năm loại khác nhau:
I kinh – bế do huyết trệ
II kinh-bế do khí trệ
III kinh-bế do huyết khô .
IV kinh đã tắt lại có
V kinh-bế của Thất-nữ, Ni-cô.
I.- KINH-BẾ DO HUYẾT TRỆ
BÌNH – NGUYÊN
1) Khí lạnh phạm vào Tử-cung. Tử-cung bị bế tắc, khi không thông được. Huyết xấu cần phải tan đi, thì không tan được, lưu-chỉ ở đó, càng ngày khối huyết cùng to thêm, hình như là người có mang, kinh-nguyệt không ra được. Thế là thành bệnh kinh-bế.
2) Bào-mạch bê-tắc bách lên phế, khiến tâm khi không thông xuống phía dưới được, nên nguyệt-sự không có, thế là thành kinh-bế.
BỆNH – TRẠNG
1) Bụng phình như người có chửa
2) Không thấy kính (co quắp).
3) Sợ gió sợ lạnh.
4) Ngâm ngầm đau bụng.
5) Nóng ruột, đầy bụng khó chịu
6) Đêm ngủ không được
7) Thỉnh-thoảng lại ho.
BIỆN – CHỨNG
Bệnh đề lâu, chữa không dằn, chính-khí ngày càng hư, bệnh ngày một nặng, mặt vàng người võ, ăn uống không được, chữa bệnh không chuyển, bồ chẳng ăn thua, thế là nguy vậy.
Cũng có khi người đâm ra sốt nóng liên-miên, họ rũ họ rượi, chữa không khỏi, sẽ thành bệnh Lao, bất trị.
PHÉP CHỮA
1/ Người bụng chướng ra như có mang, sợ gió sợ lạnh, ngâm ngầm đau bụng, thì nên dùng bi ” Ngô thù thang ” (Xem bải số 30, chương I điều-kinh) uống nóng. Nếu đau bụng nhiều quá, thì nên dùng bài « Hổ-phách tán » (Xem bài số 28 chương I: điều-kinh).
2/ Người hâm-hấp nóng, luôn-luôn nóng ruột, đêm không ngủ được, thỉnh-thoảng lại ho, thì nên dùng bài “Tam hòa thang ” (số 1)
3/ Người sốt âm (về chiều) ho nhiều quá, không ăn uống được, sắp thành bệnh lao, nên dùng bài ” Kiếp lao tản ” (2)
ĐIỀU DƯỠNG
1/_Kiêng ăn các thức cay, nóng, sào, nướng.
2/ Tuyệt đối kiêng giận-dữ, nóng nảy, nên giữ cho người luôn luôn vui hòa.
3/ Phải chữa ngay, đừng” trù-trừ, đề bệnh thêm nặng.
Theo:”Đông Y thực hành Phụ khoa” của Lê Cường (1952)