Thói quen ở một số vùng không cho trẻ mặc quần và không cho đi dép từ trước tuổi đi mẫu giáo là vô cùng nguy hiểm và dễ mắc nhiều bệnh, gây chậm lớn, chậm phát triển, thiếu máu…

Nguyên nhân do trên nền nhà dù sàn nhà lát đá hoa, sân, lối đi lại lát gạch đỏ, trên chiếu, trên bàn, ghế có nhiều trứng giun đũa, giun kim, giun tóc và giun móc, giun mỏ. Cứ một trăm gam đất có ba trứng giun và chung quanh nhà vệ sinh chứa nhiều loại trứng giun.

Hằng ngày trẻ không mặc quần, không đi dép, lăn lê, bò toài trên sàn nhà, trên chiếu, trên sàn…sẽ nhiễm bốn loại giun này bằng cách ấu trùng của giun đũa, giun kim, giun tóc xâm nhập vào cơ thể bằng đường tiết niệu, sinh dục, hậu môn. Ngoài ra những trẻ này nghịch đất, cát, sờ vào và tay cầm bánh kẹo, thức ăn đưa vào mồm mang theo ấu trùng ba loại giun trên.

Giun móc, giun mỏ có ấu trùng tìm hướng người đâm thủng da bàn tay, bàn chân, nếu không đi dày giép. Ấu trùng này sau khi chui vào da theo đường bạch huyết đến ruột non.

Theo kết quả điều tra cho thấy các loại trứng giun có nhiều trong các sách, vở, chiếu, chăn của trẻ nằm. Chu vi nhà vệ sinh đường kính ba mét, lớp học bàn ghế có nhiều trứng giun, mang ấu trùng các loại giun và 100 gam đất có ba trứng giun, do đó trẻ không mặc quần, không đi dép hầu hết nhiễm các loại giun đó. Có nhiều bà mẹ than phiền tại sao con mình còi cọc.

Bệnh cảnh lâm sàng là hầu hết những trẻ này đều chậm lớn, chậm phát triển, biếng ăn, da xanh, bụng ỏng, đít beo thường đau bụng chung quanh vùng rốn, tối ngủ kêu ngứa hậu môn, sáng ngủ dậy ứa nước bọt lạnh và nhạt là độc tố của các loại giun.

Giun còn đi chu du khắp cơ thể người một thời gian. Khi trứng giun đũa mang ấu trùng, vào đường tiêu hoá đến dạ dày, nhờ vào sự co bóp cơ học và dịch vị làm cho ấu trùng thoát ra khỏi vỏ. Ấu trùng giun chui qua mao mạch ruột vào tĩnh mạch mạc treo đi đến gan và ở lại từ 3-7 ngày. Âu trùng theo đường tĩnh mạch ở trên gan vào tĩnh mạch chủ vào tim phải. Từ tim phải ấu trùng theo động mạch phổi tới phổi gây tổn hại ở phổi bằng hội chứng Loeffer, với các triệu chứng: ho, sốt, đau ngực dữ dội, tế bào trong máu tăng cao, dấu hiệu X-quang có nhiều nốt thâm nhiễm rải rác trên hai lá phối. Sau 7 ngày các triệu chứng trên mất. Ấu trùng rời phổi lên vùng hầu miệng và được người nuốt xuống dạ dày.

Trẻ thường rối loạn tiêu hoá, táo bón, bán tắc ruột, vì quá nhiều giun kết thành búi.

Nhiều giun chúng quậy phá lên chui vào ống mật. Bệnh nhi lên cơn đau vùng bụng dữ dội, phải nằm ngửa gập người lại vẫn đau. Tại ống mật, giun chết hoá thành sỏi bùn. Giun kim chui vào âm đạo, buồng trứng.

Trẻ ngủ đêm thường lấy tay gãi hậu môn, âm hộ và nghiến răng là do giun kim ra hậu môn đẻ.

Để tránh tình trạng nhiễm giun cần:

Phòng ngừa là mặc quần cho trẻ và cho trẻ đi dép, không cho trẻ lăn lê bò toài trên đất, không sờ nặn đất.

Hàng tuần vệ sinh sàn nhà, giặt chiếu chăn, cắt móng tay.

Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, không đưa tay cầm bánh, kẹo, thức ăn đưa vào mồm…

Mỗi năm cho trẻ và người lớn tẩy giun ít nhất một lần bằng bốn loại thuốc tẩy giun: Vermo 100mg 6 viên, uống ba ngày, mỗi ngày 2 viên, sáng và chiều, không cần nhịn ăn, chỉ nhịn uống rượu bia trong thời gian dùng thuốc này.

Bài trướcNguyên nhân Trẻ bị gù lưng và cách điều trị
Bài tiếp theoSuy dinh dưỡng ở trẻ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.