Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể thiếu hụt protein năng lượng và các dưỡng chất. Bệnh này gặp nhiều trẻ dưới ba tuổi, biểu hiện với nhiều độ khác nhau, nhưng rất ảnh hưởng đến sự lớn, sự phát triển về trí tuệ, thể lực, còn gây nhiều nguy cơ xấu.
cả nước đã và đang giảm dần và triệt tiêu bệnh này, nhưng sự hiểu biết một số bà mẹ còn hạn hẹp, đời sống còn nhiều khó khăn.
Nguyên nhân do sai lầm về phương pháp nuôi dưỡng: các bà mẹ không có sữa, thiếu sữa do nhiều nguyên nhân phải nuôi bằng sữa bò pha không đúng quy cách. Một số bà mẹ không muốn nuôi con bằng sữa của mình sẽ làm cho chóng già.
Cho trẻ ăn bẩ sung sớm hay quá muộn, không đúng phương pháp.
Một số bà mẹ cai sữa quá sớm, mới tám tháng đã cai sữa, đúng ra phải cho trẻ ăn sữa mẹ từ 18-24 tháng tính từ ngày mới sinh.
Một số trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới như viêm phổi, lao sơ nhiễm và nhiễm khuẩn đường tiêu hoá gây tiêu chảy cấp và tiêu chảy mãn tính.
Một số trẻ sinh ra non cân, dị tật bẩm sinh, gia đình khó khăn về kinh tế, con đông, dịch vụ y tế thiếu.
Phân loại suy dinh dưỡng
Theo tể chức y tế thế giới:
Suy dinh dưỡng độ 1: Cân nặng dưới 2SD-3SD tương ứng cân nặng còn 70-80% so với cân nặng của trẻ bình thường.
Suy dinh dưỡng cấp độ 2: cân nặng dưới 3SD-4SD tương ứng với cân nặng còn 60-70%
Suy dinh dưỡng độ 3: cân nặng còn dưới 4SD tương ứng với cân nặng còn dưới 60%
Biểu hiện của:
- Suy dinh dưỡng cấp độ l:trọng lượng cơ thể còn 70-80%. Lớp mỡ dưới da bụng mỏng, trẻ vẫn còn thèm ăn, có rối loạn tiêu hoá.
- Suy dinh dưỡng độ 2: trọng lượng cơ thể còn 60-70% mất lớp mỡ dưới da bụng, mông, chi. Trẻ bị rối loạn tiêu hoá từng đợt. Phần lớn trẻ suy dinh dưỡng mất nước mất chất điện giải. Trẻ thường biếng ăn.
- Suy dinh dưỡng cấp độ 3(nặng): trọng lượng cơ thể còn dưới 60%, trẻ gầy, da bọc xương vẻ mặt cụ già do mất toàn bộ lớp mỡ dưới da bụng đùi, mông, chi và hai má. Các cơ nhẽo làm ảnh hưởng đến sự phát triển vận động của trẻ. Tinh thần mệt mỏi, ít phản ứng với ngoại cảnh. Trẻ thường quấy khóc, không thích chơi.
Trẻ có thể thèm ăn hay ăn kém,
thường xuyên bị rối loạn tiêu hoá, tiêu loãng, phân sống. Gan hơi to.
Suy dinh dưỡng nặng thường xuất hiện phù (Kwasshiorkor). Trọng lượng cơ thể còn 60-80%. Trẻ phù từ chân đến mặt, phù toàn thân, phù trắng, mềm, ấn lõm. Các cơ nhẽo. Lớp mỡ dưới da còn giữ lại, nhưng không chắc. Da của trẻ khô, trên da xuât hiện nhiều mảng sắc tố ở bẹn, đùi tay, lúc đầu là những chấm nhỏ rải rác, lan ra và tụ lại lớp da non gỉ nước và dễ nhiễm khuẩn. Tóc chưa dễ rụng, có màu hung đỏ, móng tay mềm, dễ gãy. Trẻ thường quấy khóc, vận động kém.
Suy dinh dưỡng thể teo đét (Marasums): với suy dinh dưỡng Kwashiorkor là thể phối hợp: trẻ không những phù lại gầy đét, thường bị rối loạn tiêu hoá, thiếu máu, thiếu nhiều loại vitamin nhất là vitamin A, dễ dẫn đến khô mắt mù loà vĩnh viễn.
Xét nghiệm máu: Hemoglobin giảm, hematocrit giảm, protein giảm ở thể marasmus và giảm nhiều ở thể Kwashiorkor. Điện giải đồ giảm.
Số lượng nước tiểu ít, màu vàng, có ít protein. Tỉ lệ ure/creatinin giảm. Chỉ số hydroxyprolin niệu giảm, bình thường 2-5.
Phân chứa nhiều tinh bột, sợi cơ, hạt mỡ trung tính biểu hiện hội chứng kém hấp thu.
Dịch tiêu hoá cho thấy độ tan toàn phần, độ tan tụ do, men pepsin, lipase, trypsin ở dịch vị, dịch tá tràng, dịch ruột đều giảm.
Miễn dịch tế bào tển thương, tế bào lympho T giảm. Miễn dịch tại chỗ lgA giảm.
Chụp phim X-quang xương cho thấy nhiều hình ảnh xương loãng, điểm cốt hoá xuất hiện muộn.
Điều trị suy dinh dưỡng độ 1 và độ 2: cần điều chỉnh lại chế độ cân đối theo ô vuông thức ăn. Trẻ đang bú vẫn tiếp tục cho bú 18-24 tháng. Ở những trẻ đã cai sữa cần cho ăn thêm sữa bò, sữa đậu nành. Tránh cho trẻ lây nhiễm các bệnh đường hô hấp và tiêu chảy.
Suy dinh dưỡng độ 3 là loại nặng xem như bệnh cấp tính, tỉ lệ tử vong loại này cao, cần điều trị tại bệnh viện bằng bù nước, điện giải và chế độ ăn nhiều chất đạm, mỡ, vitamin các loại đặc biệt là sữa pha loãng, lòng đỏ trứng gà. Cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày, ăn theo nhu cầu, không phải kiêng khem.
Phòng ngừa là ngay từ đầu cho trẻ ăn sữa mẹ kéo dài 18-24 tháng. Nếu không có sữa mẹ cho ăn bể sung đúng thời gian là từ 4-6 tháng sau sinh, không nên cai sữa sớm.
Bằng mọi giá tránh nhiễm khuẩn đường hô hấp và đường tiêu hoá.
Tránh đẻ non, thấp cân, phát hiện dị tật bẩm sinh từ bào thai, nên xử trí sớm và nâng cao dịch vụ y tế.