Khó thở thanh quản là một hội chứng, thường gặp ở trẻ em về mùa lạnh. Khó thở thanh quản là do thanh quản bị phù nề, gây nghẽn không hoàn toàn đường hô hấp là thể cấp cứu.

Nguyên nhân do:

  1. Viêm nhiễm:

Virút cùm týp A H5N1, và cúm týp 1, 2, 3, 4. Virút sởi, virút hợp bào đường hô hấp.

Vi khuẩn bạch hầu, trực khuẩn lao.

  1. Dị tật đường thở:

Viêm thanh quản rít. Dị tật đường thở, chấn thương, sẹo, hẹp thanh quản.

  1. Do khối u:

Trẻ em hay gặp do u nhú( papilom)

Người lớn có thể gặp do suy hô hấp, pôlíp, ung thư thanh quản, ung thư họng thanh quản, ung thư tuyến giáp…

  1. Liệt các cơ mở thanh quản:

Liệt dây thần kinh quặt ngược hai bên ở vị trí khớp. Hội chứng Gerhardt…

  1. Tật bấm sinh là mềm sụn thanh quản gây hội chứng mèo kẽo to tổn thương nhiễm sắc thể số 5.

Nguyên nhân khác: co thắt thanh quản trong uốn ván.

Đặc điểm:

Khó thở thanh quản có những đặc điểm rất khác biệt với các loại khó thở khác, do đó cần biết những đặc điểm khó thở thanh quản:

Bệnh nhân khó thở, chậm ở thì hít vào.

Khi bệnh nhân thở có tiếng kêu rít. Tiếng thở to khò khè như tiếng xẻ gỗ.

Có dấu hiệu khi khó thở, bệnh nhân co lõm thượng ức, thượng đòn.

Ngoài ra kèm theo một số dấu hiệu: thay đôi tiếng khóc, tiếng nói…

Phân loại khó thở

  1. Cấp I: khó thở khi gắng sức. Toàn trạng bình thường, tiếng nói tiếng khóc hơi thay đổi.
  2. Cấp II: khó thở thanh quản điển hình với ba đặc điểm: khó thở chậm ở thì hít vào, có tiếng rít. Bệnh nhân ho ong ỏng, tiếgn khóc, tiếng nói khàn. Toàn thân và tinh thần ở trong trạng thái kích động: hoảng hốt, lo sợ.
  3. Cấp III: Bệnh nhân khó thở không còn trong tình trạng điển hình. Bệnh nhi từ trạng thái kích động sang trạng thái ức chế: tinh thần lịm, thờ ở với ngoại cảnh. Không có phản ứng thích hợp. Bệnh nhi rối loạn nhịp thở: thở nhanh nông không đều. Bệnh nhi nhỏ bé dẫn đến ngạt thở và chết trong tình trạng êm đềm giả hiệu.

Xử trí: khi trẻ khó thở cần đưa trẻ đến bệnh viện xử trí:

Chống khó thở phải dựa vào từng cấp khó thở

Cấp I: cho bệnh nhi thở Oxy, dùng thuốc an thần, chống phù nề. Rất cần theo dõi diễn biến.

Cấp II: khẩn trương mở khí quản cho bệnh nhi và tìm nguyên nhân chữa trị.

Cấp III: Mở khí quản cấp cứu: hồi sức đặc biệt, dùng thuốc tăng cường trung tâm hô hấp, dùng thuốc chống suy tim.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.