Tại bộ máyhấp:

Tím tái: Quan sát da, mặt, môi, cánh mũi.

Khó thở: Đếm nhịp thở, nghe tiếng thở và nghe phổi (rì rào phế nang tăng, giảm, các loại ran, các tiếng thổi…)

Những bệnh cảnh thường gặp: Thiếu máu nặng, suy tim, hen suyễn, viêm phổi, phù phổi cấp.

Tại bộ máy tuần hoàn:

Quan sát da: lạnh, ẩm ướt.

Mạch: nhanh, nhỏ?

Huyết áp: tụt thấp hay tăng cao (số đo cụ thể).

Bệnh cảnh cấp cứu thường gặp: Sốc, cao HA và tiền sản giật.

Chảy máu âm đạo:

  • Bệnh cảnh cấp cứu thường gặp: Sẩy thai, thai trứng, thai ngoài TC, rau tiền đạo, rau bong non, vỡ tử cung, đờ TC, rách và sang chấn đường sinh dục, sót rau, lộn TC, rối loạn đông máu.
  • Hỏi xem chảy máu âm đạo có liên quan đến có thai không? (tuổi thai?). Liên quan đến sinh đẻ: đẻ từ bao giờ?. Tình trạng sổ rau như thế nào? Sau sổ rau có kiểm soát tử cung không?
  • Khám xét:

+ Âm hộ: máu còn chẩy hay đã ngừng, có vết rách và tính chất máu (đỏ, đen, có cục, không đông)?

+ Nắn bụng đánh giá tử cung: phù hợp hay không với tuổi thai, co hồi (có đờ TC không)?

+ Bàng quang: có căng nước tiểu?

  • Không cần thiết phải thăm âm đạo để tìm chẩn đoán cụ thể khi chảy máu ở giai đoạn sau của thai nghén.

Hôn mê hoặc/và co giật:

Hỏi người nhà: về thai nghén (tuổi thai)? Các dấu hiệu trước đó: phù, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, đau thượng vị, tiền sử bệnh: sốt rét, co giật…

Khám: Đo huyết áp, đếm mạch, đo thân nhiệt.

Bệnh cảnh thường gặp: Sản giật, sốt rét, động kinh, uốn ván.

Tình trạng sốt cao:

Hỏi: Có sẩy thai, đẻ trước đó: sẩy, hút thai, đẻ và can thiệp khi sẩy, đẻ ( sẩy, đẻ ở nhà, có bóc rau hoặc kiểm soát tử cung, mổ đẻ…)?Tiền sử sốt rét? Tiền sử bệnh về tiết niệu…?

Đo thân nhiệt.

Đếm mạch, đo huyết áp (phát hiện có sốc nhiễm khuẩn hay không?).

Quan sát và khám sản dịch (màu, mùi, số lượng)

Bệnh lý thường gặp: Sẩy thai nhiễm khuẩn, sót rau, nhiễm khuẩn ối; nhiễm khuẩn hậu sản; Các nhiễm khuẩn toàn thân khác: Não-màng não (cổ cứng, hôn mê); Viêm phổi (khó thở, nghe phổi); Viêm phúc mạc (nôn, khám bụng); Vú (sưng, hạch nách, áp xe); Sốt rét (tiền sử ở vùng sốt rét hay mới từ vùng sốt rét trở về); Thương hàn…

Đau bụng dữ dội :

Hỏi: có thai? (tuổi thai), từ bao giờ? nôn mửa? kèm theo sốt?

Mạch, huyết áp, thân nhiệt.

Khám nắn bụng tìm các dấu hiệu ngoại khoa ở bụng.

Khám phụ khoa đánh giá tình trạng tử cung và các phần phụ.

Những bệnh có thể gây đau bụng dữ dội: U buồng trứng xoắn, viêm ruột thừa, sỏi tiết niệu và viêm thận, bể thận; thai ngoài TC vỡ, doạ sẩy và sẩy,chuyển dạ đẻ, nhiễm khuẩn ối, rau bong non, doạ vỡ và vỡ TC, các bệnh ngoại khoa bụng khác.

Bài trướcChẩn đoán và xử trí nhiễm khuẩn hậu sản – sốt sau đẻ
Bài tiếp theoĐỡ đẻ tại nhà và xử trí đẻ rơi

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.