Trĩ

Trĩ là một bệnh mạn tính, do các tĩnh mạch trực trường hậu môn bị dãn và xung huyết thành búi hoặc nhiều búi.

Phân Loại

Các sách cổ chia làm 5 loại trĩ: Mẫu Trĩ, Tẫn Trĩ, Trường Trĩ, Mạch Trĩ, Huyết Trĩ

Tùy vị trí tĩnh mạch ở trực trường hoặc hậu môn mà chia ra Trĩ Nội hoặc Trĩ Ngoại.

Các giai đoạn của Trĩ Nội và Ngoại được phân chia như sau:

Trĩ Nội: chia làm 4 thời kỳ:

1- Búi trĩ chưa ra ngoài, đại tiện ra máu tươi, có trường hợp chảy máu nhiều gây thiếu máu.

2- Khi đại tiện, búi trĩ lòi ra ngoài, sau đó trĩ lại tự co lên được.

3- Khi đại tiện, trĩ lòi ra nhưng không tự co lên được, lấy tay ấn, đẩy mới vào.

4- Trĩ thường xuyên ra ngoài, đẩy tay cũng không vào, búi trĩ ngoằn nghèo.

Trĩ Ngoại: Chia làm 4 thời kỳ:

1) Trĩ lòi ra ngoài.

2) Trĩ lòi ra ngoài với các búi tĩnh mạch ngoằn nghèo.

3) Trĩ bị tắc, đau, chảy máu.

4) Trĩ bị viêm, nhiễm trùng, ngứa và đau.

Nguyên Nhân

Tạng Phế và Đại trường tương thông nhau mà hậu môn là của của Đại trường. Tạng Phế mạnh thì khí đầy đủ, nếu hư yếu thì hàn khí không thu liễm lại được làm cho đầu ruột lòi ra. Đại trường nóng cũng có thể thoát ra.

Sách ‘Tế Sinh Phương’ viết: “Đa số do ăn uống không điều độ, uống rượu quá mức, ăn nhiều thức ăn béo, ngồi lâu làm cho thấp tụ lại, mót đi tiêu mà không đi ngay, hoặc là Dương minh phủ không điều hòa, quan lạc bị bế tắc, phong nhiệt không lưu thông gây nên ngũ trĩ”.

Một số kinh nghiệm chẩn đoán theo sách ‘Đông Y Gia Truyền’:

Nhìn mặt, vành môi trên có mụn lở là trĩ trùng đang ăn bên trong tạng, vành môi dưới có mụn lở là trĩ trùng đang cắn ở giang môn (hình dạng mụn cứng, chắc, tròn nhỏ, nổi cao như đầu đũa hoặc 2~3 mụn hoặc 5~7 mụn lác đác trên môi trên hoặc hoặc dưới, to nhỏ không đều, đầu mụn hồng, rất ngứa, cào gãi chỉ ra ít nhựa, có mụn làm mủ nhưng chỉ ra ít mủ) .

Khi đai tiêu, nếu ra máu, thường trước đó mấy giờ thấy cắn nhói trong tim vài cái.

Khi sắp đi tiêu, dù ra máu hoặc không, 10 đầu ngón chân thường thấy tê, lạnh (đó là bệnh trĩ phát nặng) . Đi tiêu xong, vài giờ sau sẽ hết tê lạnh.

Khi trĩ sưng tấy lên, thường 2 lòng bàn chân cảm thấy nóng, cũng có khi bàn chân giảm cảm giác khoảng vài ngày.

Khi đi tiêu ra máu rồi, khi trở vào, lúc đó trong người cảm thấy như thường nhưng sau độ ½ giờ hoặc hơn, máu tim thăng bằng trở lại, bị thiếu hụt đi khiến cho sắc mặt tái mét và người mệt mỏi, không muốn cười nói và làm gì vài giờ sau.

Triệu Chứng

Trên lâm sàng thường gặp các loại sau:

1- Trĩ Nội Xuất Huyết hoặc Thể Huyết Ứ: Đi tiêu xong huyết ra từng giọt, táo bón.

Điều trị: Lương huyết, chỉ huyết, hoạt huyết, khứ ứ. Dùng bài:

Hoạt Huyết Địa Hoàng Thang gia giảm: Sinh địa 20g, Đương quy, Xích thược, Hoàng cầm, Địa du, Hòe hoa, Kinh giới đều 12g. Sắc uống (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu) .

Tứ Vật Đào Hồng Thang gia giảm: Sinh địa, Bạch thược, Trắc bá diệp, Hắc chi ma đều 12g, Đương quy, Xuyên khung, Hồng hoa, Đào nhân, Hòe hoa, Chỉ xác đều 8g, Đại hoàng 4g. Sắc uống (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu) .

2.Trĩ Ngoại Bị Viêm Nhiễm (Hoặc thể Thấp Nhiệt) :Vùng hậu môn sưng đỏ, đau, trĩ bị sưng to, đau, táo bón, nước tiểu đỏ.

Điều trị: Thanh nhiệt, lợi thấp, hoạt huyết, chỉ thống. Dùng bài:

Hòe Hoa Tán gia vị: Hòe hoa, Trắc bá diệp, Địa du, Chi tử (sao đen) đều 12g, Kinh giới (sao đen) , Kim ngân hoa đều 16g, Chỉ xác, Xích thược đều 8g, Cam thảo 4g. Sắc uống (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu) .

Chỉ Thống Thang gia giảm: Hoàng bá, Hoàng liên, Xích thược, Trạch tả đều 12g, Sinh địa 16g, Đào nhân, Đương quy, Đại hoàng đều 8g. Sắc uống (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu) .

3- Trĩ Lâu Ngày Gây Thiếu Máu Nơi Người Lớn Tuổi (Thể Khí Huyết Đều Hư) :Tiêu ra máu lâu ngày, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, sắc mặt trắng, rêu lưỡi trắng mỏng, người mệt mỏi, hơi thở ngắn, tự ra mồ hôi, mạch Trầm Tế.

Điều trị: Bổ khí huyết, thăng đề, chỉ huyết.

Do Tỳ dương hạ hãm: Bổ Trung Ích Khí bội Thăng ma hoặc Cử Nguyên Tiễn.

Do Tỳ âm hư: Bổ Trung Ích Khí Thang.

Do Trung khí hư hàn: Ngũ Quân Tử Thang, Ôn Vị Ẩm thêm Thăng ma, Ngũ vị tử.

Do Can Thận hư hàn: Đại Bổ Nguyên Tiễn, Lý Âm Tiễn.

Thuốc Nam chữa trĩ

Lá Thiên lý 100g, Muối ăn 05g. hái lá Thiên lý non và lá bánh tẻ, rửa sạch, giã nhỏ với muối, thêm chừng 30ml nước cất, lọc qua vải gạc. Dùng nước này tẩm vào bông đắp chỗ dom lòi ra đã được rửa sạch bằng thuốc tím. Băng lại như đóng khố. Ngày làm 1-2 lần. Trong vòng 3-4 ngày thường khỏi (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam) .

Lá La tươi, ngắt bỏ cuống và gân, giã nát, sao nóng, rịt vào sau khi đã rửa sạch chỗ dom lòi. Có thể để nguyên lá, úp vào dom hoặc nướng cháy lá, vo lại, cho vào hậu môn. Nên làm buổi tối trước khi đi ngủ để tránh đi lại. Thường khỏi rất nhanh, đi lại bình thường, 2-3 năm không thấy tái phát. Có người lòi dom 4-5cm cũng khỏi (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam) .

Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm chữa trĩ hiệu quả

Hòe Hoa Tiêu Trĩ Thang (Tứ Xuyên Trung Y 1985, 5) : Hòe hoa, Hòe giác, Hoạt thạch đều 15g, Sinh địa, Ngân hoa, Đương quy đều 12g, Hoàng liên, Hoàng bá, hoàng cầm đều 10g, Chỉ xác 6g, Cam thảo 3g. Sắc uống.

TD: Lương huyết, chỉ huyết, thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết chỉ thống, trục ứ tiêu trĩ. Trị trĩ nội.

(Hòe hoa, Hòe giác để lương huyết, chỉ huyết, hành huyết, tán kết, tiêu thủng, trị trĩ. Hợp với Đương quy, Sinh địa để dưỡng âm, thanh nhiệt, hoạt huyết, nhuận trường; Ngân hoa, Hoàng cầm, Hoàng liên, Hoàng bá tiêu thủng, chỉ thống; Thăng ma, Sài hồ, Chỉ xác thăng đề thanh khí; Hoạt thạch, Cam thảo lợi thấp thông tiện, dẫn thuốc đi xuống) .

Đã trị 400 ca, thời kỳ 1 có 210 ca, thời kỳ hai có 117 ca, thời kỳ ba là 73 ca. Trong đó trĩ 110 ca, rách hậu môn kèm bội nhiễm 103 ca. kết quả: khỏi hoàn toàn 244, có chuyển biến tốt 123, không kết quả 33. Đạt tỉ lệ chung 92%.

Giải Độc Đạo Trệ Thang (Quảng Tây Trung Y Dược 1986, 6) : Đại hoàng, Xích thược, Tử hoa địa đinh đều 20g, Kim ngân hoa, Mang tiêu 15g, Hồng hoa, Bồ công anh, Hoàng liên đều 10g. Sắc uống.

TD: Thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, chỉ huyết. Trị trĩ ngoại.

Đã trị 7 ca, uống 1~4 thang, đều khỏi.

Khứ Ứ Định Thống Thang (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn) : Nhũ hương, Một dược, Ngưu tất, Đơn bì, Mộc thông, Trạch tả, Bạch chỉ đều 10g, Xích tiểu đậu 30g. Sắc uống.

TD: Hoạt huyết, khứ ứ, thanh nhiệt, táo thấp. Trị ngoại trĩ, trĩ nội

Đã trị 95 ca, khỏi 80, có chuyển biến tốt 11, không kết quả 4. Đạt tỉ lệ chung 95,7%. Trung bình uống 6 ngày.

Châm Cứu Trị Trĩ

Thấp Nhiệt Ứ Trệ: Thanh nhiệt hóa ứ. Châm tả Thứ liêu, Trường cường, Bá hội, Thừa sơn, Nhị bạch.

(Trường cường thuộc mqchj Đôc, Bá hội là nơi hội tụ của khí Thái dương và mạch Đốc, hai huyệt này phối hợp cps tác dụng sơ đạo khí huyết ứ trệ ở giang môn. Vì kinh thái dương có nhánh đi ngang qua bắp đùi đi vào giang môn vì vậy dùng Thừa sơn để thanh tiết thấp nhiệt ở giang môn. Nhị bạch là huyệt đặc hiệu trị trĩ) .

Khí Hư Hạ Hãm: Ích khí, thăng đề. Châm bổ Bá hội, Thần khuyết, Quan nguyên du, Cách quan (Bá hội là nơi hội tụ của các kinh dương, cứu có thể nâng dương khí bị hạ hãm lên, dùng theo ý bệnh ở dưới dùng huyệt ở trên. Thần khuyết ôn bổ khí huyết (cứu cách Gừng hoặc cách Muối) . Quan nguyên du, Cách quan thuộc kinh túc Thái dương, có nhánh liên hệ với hậu môn, dùng trị huyết bị hư lao) .

Tham Khảo

Châm huyệt Nhị bạch trị 99 ca trĩ. Châm 3 lùi, 1 tới (tam thoái nhất tiến) , sâu 1 thốn, khi đắc, lưu kim 20 phút, cứ 5 phút vê kim một lần. Ngày châm một lần, 2 tuần là một liệu trình. Kết quả: Khỏi 64 (64%) , có kết quả 35 (36%) . Có kết quả trong một tuần là 81%, đến 4 tuần mới khỏi 19% (Châm Thích Nhị Bạch Huyệt Trị Liệu Trĩ Sang 99 Liệt – Trung Quốc Châm Cứu 1985 (1) : 11) .

Chích lể huyệt Ngân giao trị 100 ca trĩ. Thầy thuốc dùng ngón tay cái và ngón trỏ lật môi người bệnh lên, ở giữa cơ nối môi và nướu răng có những cục sùi mầu trắng, to nhỏ không đều. Sau khi sát trùng, dùng kẹp cầm máu nhỏ cạp lấy cục sùi đó kéo ra rồi dùng dao tiểu phẫu cắt bỏ các cục sùi đó, khiến cho máu chảy ra một ít, là được. Kết quả: Khỏi 64, kết quả ít 24, có kết quả 10, không kết quả 2 (Ngân Giao Khiêu Trị Pháp Trị Liệu Trĩ Sang 100 Liệt – Trung Quốc Châm Cứu 1986, 6 (2) : 23) .

Châm huyệt Thừa Sơn trị 100 ca trĩ đau, có kết quả giảm đau tốt. Người bệnh nằm, dùng kim dài 2 thốn, sau khi sát trùng, châm kim vào sâu 1,5 thốn, kích thích mạnh, mỗi phút vê kim 350 lần, khiến cho người bệnh có cảm giác tê lan đến hậu môn, đùi và gót chân hoặc vùng châm thấy đau nhiều. Lưu kim 30 phút, cứ 5 phút vê kim một lần. Kết quả: Trĩ nội 15 ca, có kết quả ít 10, có chuyển biến 3, có kết quả 2, Đạt tỉ lệ 100%. Trĩ ngoại có 25 ca, kết quả ít 18, có chuyển biến 5, có kết quả 1, không kết quả 1 (Châm Thích Thừa Sơn Huyệt Thủ Trĩ Sang Đông Thống 100 Liệt Chỉ Thống Hiệu Quả Đích Khảo Sát – Trung Quốc Châm Cứu 1986, 6 (2) : 23) .

Bảo người bệnh ngồi áp bụng vào lưng ghế dựa, hai tay ôm lấy lưng ghế để lộ da lưng ra. Thầy thuốc đứng sau lưng người bệnh, dùng bông tẩm cồn 90o sát trùng huyệt Đại trường du, dùng kim Tam lăng lể vào huyệt cho rách huyết, có thể khêu ra một vật mầu trắng giống như sợi cơ. Người bệnh chỉ cảm thấy hơi đau, khjông chảy máu nhiều. Khêu ra rồi, sát trùng, dán băng keo lại. Mỗi lần khêu 1 bên huyệt. 3~5 ngày sau mới khêu huyệt ở bên kia (Trung Hoa Bí Thuật Châm Cứu Trị Liệu) .

Bài trướcBệnh thoát vị đĩa đệm cột sống
Bài tiếp theoBệnh Gan nhiễm mỡ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.