Chữa bệnh trĩ theo y học cổ truyền

I) Nguyên nhân:

Y học cổ truyền đã tổng kết các nguyên nhân của bệnh trĩ, không chỉ là do ở vùng hậu môn trực tràng gây ra mà chủ yếu là do cơ thể mất cân bằng âm dương, cộng thêm ngoại cảm, nội thương, đó là các yếu tố sau

+ Ăn uống không điều độ: Ăn quá nhiều, quá no hoặc ăn quá nhiều đồ ngọt, chất béo hoặc uống nhiều rượu; ăn nhiều thức ăn có tính kích thích như ớt, gừng, tỏi, làm cho cơ thể bị nóng, gây toát mồ hôi, khiến hậu môn bị dồn máu, đau rát, gây ra bệnh trĩ.

+ Táo bón: nhịn đại tiện lâu, đến khi đại tiện, phân khô rắn làm rách hậu môn gây chảy máu, đó là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.

+ Làm việc quá sức: ngồi lâu làm cho quá trình máu lưu thông không đủ, làm ruột và dạ dày bị tổn thương dẫn đến tích tụ khí huyết gây ra bệnh trĩ.

+ Mắc bệnh mạn tính: tiêu chảy, kiết lỵ kéo dài, ho lâu ngày làm khí huyết bị tổn thương, khí hư tích tụ, từ đó gây ra bệnh trĩ.

+ Bị tà khí xâm nhập: trong Kim quỹ yếu lược có ghi: Ruột non bị lạnh, đại tiện ra máu, bị nóng gây ra bệnh trĩ, khi cơ thể bị nhiễm lạnh, nóng đều có thể là nguyên nhân gây bệnh trĩ

+ Phụ nữ mang thai, kinh nguyệt không đều: phụ nữ mang thai, kinh nguyệt không đều có thể làm cho mạch máu ở tĩnh mạch không thông, từ đó gây ra bệnh trĩ. Phụ nữ khi đẻ dùng sức rặn nhiều

+ Yếu tố tình cảm: y học cổ truyền rất coi trọng đến các trạng thái tình cảm của con ngýời, do ðó mới có cách nói, vui quá có thể làm ảnh hýởng đến tim, buồn làm ảnh hýởng ðến gan. Vui, buồn thất thýờng , khí huyết xâm nhập vào ðại tràng, tạo thành cục dễ gây ra bệnh trĩ.

+ Tạng phủ suy yếu: tạng phủ suy yếu, lại bị nhiễm lạnh hoặc nóng trong, làm cho khí huyết tích tụ, tập trung ở hậu môn, từ đó dễ gây ra bệnh trĩ.

chữa bệnh trị theo y học cổ truyền

Chữa bệnh trĩ nội, trĩ ngoại theo y học cổ truyền

II) Biện chứng của trĩ

Người bệnh có tích thấp nhiệt lâu ngày nên cần phòng tránh thấp và nhiệt. Thấp hại tỳ.

Thấp liên quan đến điều kiện sinh sống làm việc nơi ẩm thấp kéo dài hoặc ăn nhiều chất nhờn béo.

Tỳ là cơ quan có chức năng vận chuyển biến hóa thức ăn. Tỳ thống nhiếp huyết nghĩa là giúp dòng máu lưu thông. Nếu máu thoát ra ngoài mạch là tỳ yếu. Lo nghĩ hại tỳ.

Can có chức năng tàng huyết – uất ức kéo dài sẽ sinh nội nhiệt – nhiệt cũng làm máu dễ chảy ra ngoài, ăn uống các chất cay nóng cũng tăng sinh nhiệt.

Việc búi trĩ hay giang môn sa ra ngoài là do khí hư, tỳ khí hư không có khả năng nâng lên. Nhưng đã nói đến khí không thể không nói đến phế. Phế chủ xuất nhập khí. Phế khí yếu sẽ làm cho ăn uống kém như vậy lại ảnh hưởng đến tỳ khí. Cơ thể muốn khỏe mạnh, các cơ quan hoạt động điều hòa thì khí và huyết của cơ thể phải đủ và lưu thông. Khí lưu thông huyết mới lưu thông. Huyết lưu thông thì khí cũng lưu thông. Người ngồi lâu ở một tư thế, hay bị lỵ mà phải rặn nhiều sẽ làm rối loạn lưu thông khí huyết. Huyết ứ trệ, gây căng dãn mạch vùng môn. Càng ứ lâu lưu thông huyết càng kém và mạch càng dãn có thể vỡ mạch sinh chảy máu đó là trĩ xuất huyết. Phòng bệnh trĩ là luôn giúp cho khí huyết đủ và lưu thông. Công việc phải ngồi xổm nhiều, người lao động khiêng vác nặng mệt nhọc hay thời điểm sinh đẻ, phụ nữ phải rặn nhiều đó là điều kiện thuận lợi để trĩ hình thành hay đã bị trĩ sẽ nặng thêm.

III) Điều Trị bệnh trĩ

1. Theo cổ phương

Các giai đoạn trĩ nội và trĩ ngoại được phân chia như sau.

Trĩ nội: chia làm 4 thời kỳ:

1. Búi trĩ chưa ra ngoài, đại tiện ra máu tươi, có trường hợp chảy máu nhiều gây thiếu máu.

2. Khi đại tiện búi tri lòi ra, sau đó trĩ lại tự co được.

3. Khi đai tiện trĩ lòi ra, xong trĩ không tự co lên được, lấy tay ấn đám trĩ co lên.

4. Trĩ thường xuyên ra ngoài, đẩy tay cũng không vào, búi trĩ ngoằn nghèo.

Trĩ ngoại: chia làm 4 thời kì

1. Trĩ lòi ra ngoài.

2. Trĩ lòi ra ngoài với các búi tĩnh mạch ngoằn nghèo.

3. Tri bị tắc gây đau, chảy máu.

4. Trĩ bị viêm, nhiễm trùng ngứa và đau.

Phương pháp chữa: bệnh trĩ có hai loại: dùng thuốc uống trong để chống chảy máu, chống nhiễm trùng, làm nhỏ búi trĩ dùng thuốc, các thủ thuật ngoại khoa để gây búi trĩ hoại tử, rụng và cắt các búi tri.

CHỮA TRĨ BẰNG PHƯƠNG PHÁP BẢO TỔN

Áp dụng chữa bệnh trĩ; trĩ nội thời kỳ 1 và 2 (thời kỳ 3 và 4 ít kết quả có xuất huyết trĩ ngoại thời kì 3 có viêm tắc tĩnh mạch và bội nhiễm; trĩ ở người già và phụ nữ sinh đẻ nhiều lần).

+ Trĩ nội xuất huyết hay thể huyết ứ

Triệu chứng: đi ngoài xong máu ra từng giọt, đau, táo bón.

Phương pháp chữa: lương huyết chỉ huyết, hoạt huyết, khứ ứ.

Bài thuốc:

Bài 1 :

Hoa hoè sao đen 16g

Kinh giới sao đen 16g

Cỏ nhọ nhồi sao 16g

Bài 2: Hoạt huyết địa hoàng thang gia giảm:

Sinh địa 20g

Địa du 12g

Đương quy 12g

Hoa hoè 12g

Táo bón thêm Hạt vừng 2g, Đại hoàng

Bài 3: Tứ vật đào hồng gia giảm:

Sinh địa 12g

Bạch thược 12g

Đương quy 8g

Xuyên khung 12g

Hồng hoa 8g

Châm cứu:

Trường cường, Thứ liêu, Tiểu trường du, Đại trường du, Túc tam lý, Tam âm giao, Thừa sơn, Hợp cốc.

+ Trĩ ngoại bị bội nhiễm hay thể thấp nhiệt

Triệu chứng: vùng hậu môn sưng đỏ, trĩ bị sưng to, đau, ngồi đứng không yên, táo, nước tiểu đỏ.

Phương pháp chữa: thanh nhiệt lợi thấp, hoạt huyết chỉ thống.

Bài thuốc:

Hoàng đằng 12g Chi tử sao đen 12g

Rấp cá 16g Chỉ xác 8g

Kim ngân 16g Kinh giới 12g

Hoa hoè 12g

Bài 2: Hoè hoa tán gia vị:

Hoa hoè 12g Kim ngân hoa 16g

Trắc bá diệp 12g Sinh địa 16g

Kinh giới sao đen 16g Địa du 12g

Chỉ xác 8g Chi tử sao đen 12g

Xích thược 8g Cam thảo 4g

Bài 3: Chỉ thống thang gia giảm:

Hoàng bá 12g Đương quy 8g

Hoàng liên 12g Trạch tả 12g

Đào nhân 8g Sinh địa 16g

Xích thược 12g Đại hoàng 6g

Châm cứu:

Châm các huyệt như trên, dùng tả pháp.

+ Trĩ lâu ngày gây thiếu máu, trĩ ở người già Thể khí huyết đều hư.

Triệu chứng: đại tiện ra máu lâu ngày, hoa mắt ù tai, sắc mặt trắng nhợt, rêu lưỡi trắng mong, mạch trầm tế. Người mệt mỏi, đoản hơi, tự ra mồ hôi,

Phương pháp chữa: bổ khí huyết, thăng đề, chỉ huyết.

Bài thuốc 1:

Bạch truật 12g Kê huyết đằng 12g

Đảng sâm 16g Hoa hoè sao đen 8g

Hoài sơn 16g Huyết dư 6g

Biển đậu 12g Kinh giới sao đen 12g

Hà thủ ô 12g

B2: Tứ vật thang gia giảm (nếu huyếthư)

Thục dịa 12g Địa du 12g

Xuyên quy 12g A giao 8g

Xuyên khung 8g Hoàng kỳ 12g

Bạch thược 12g Cam thảo 4g

B3: Bổ trung ích khí thang gia giảm

Hoàng kỳ 12g Sài hổ 12g

Đảng sâm 16g Thăng ma 8g

Dương quy 8g Địa du sao đen 8g

Bạch truật 12g Hoa hoè sao đen 8g

Trần bì 6g Kinh giới sao đen 12g

Cam thảo 4g

Châm cứu:

Cứu các huyết: Bách hội, Tỳ du, Vị du, Cao hoang, Cách du, Quan nguyên, Khí hải.

Bài trướcBệnh thoát vị đĩa đệm cột sống
Bài tiếp theoBệnh Gan nhiễm mỡ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.