Tại sao người Việt hay mắc bệnh trĩ?

“Thống kê của ngành y tế thì có đến 60% dân số Việt Nam mắc bệnh trĩ, một trong những tỉ lệ mắc bệnh trĩ cao nhất thế giới. Vậy đâu là nguyên nhân khiến người Việt Nam mắc trĩ nhiều như vậy?”.

người mắc bệnh trĩ

Theo kết quả một cuộc nghiên cứu được đưa ra gần đây, khoảng 30 – 50% dân số Việt Nam mắc bệnh trĩ (là sự phình dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ ở mô xung quanh hậu môn) với các triệu chứng chính sau:

– Chảy máu: Là triệu chứng có sớm nhất và thường gặp nhất. Tình cờ phát hiện khi nhìn vào giấy chùi vệ sinh hoặc thấy vài tia máu nhỏ dính vào thỏi phân rắn. Về sau mỗi khi táo bón, máu chảy thành giọt hay thành tia. Có khi máu chảy rất nhiều mỗi lần đi lại nhiều, mỗi lần ngồi xổm.

– Sa búi trĩ: thường xảy ra trễ hơn sau một thời gian đi cầu có chảy máu. Lúc đầu sau mỗi khi đại tiện thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn, sau đó khối đó tự tụt vào được. Về sau, khối lồi ra đó to lên dần và không tự tụt vào mỗi khi đi cầu nữa, mà phải dùng tay nhét vào. Cuối cùng khối sa đó thường xuyên nằm ngoài hậu môn.

Ngoài 2 triệu chứng chính trên, bệnh nhân có thể có kèm theo các triệu chứng khác: đau khi đi cầu, ngứa quanh lỗ hậu môn. Triệu chứng đau, rát xảy ra khi tình trạng bệnh nặng lên.

Các triệu chứng này rất phổ biến ở cả nam và nữ, đặc biệt ở xã hội hiện đại, gây ra sự đau đớn, khổ sở, giảm chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng này?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ. Những yếu tố sau đây được coi là những điều kiện thuận lợi cho bệnh trĩ phát sinh:

– Táo bón kéo dài: Những trường hợp này, mỗi khi đi ngoài, khi rặn nhiều áp lực trong lòng ống hậu môn tăng lên gấp 10 lần, sẽ dẫn đến xuất hiện các búi trĩ. Các búi trĩ dần dần to lên và khi to quá sẽ sa ra ngoài.

– Hội chứng lỵ: Những bệnh nhân bị bệnh lỵ mỗi ngày đại tiện nhiều lần và mỗi lần đại tiện phải rặn nhiều làm tăng áp lực trong ổ bụng.

– Phụ nữ có thai: Sức ép quá mạnh từ bào thai có thể làm bệnh trĩ nặng và trầm trọng hơn.

– Tư thế đứng: tỉ lệ mắc bệnh trĩ ở người phải đứng lâu, ngồi nhiều, ít đi lại như thư ký bàn giấy, nhân viên bán hàng, thợ may,…rất cao

– Những bệnh nhân viêm phế quản mạn tính, những giãn phế quản, phải ho nhiều, những người làm lao động nặng như khuân vác… làm tăng áp lực trong ổ bụng, dễ dàng cho bệnh trĩ xuất hiện.

Bài trướcBệnh thoát vị đĩa đệm cột sống
Bài tiếp theoBệnh Gan nhiễm mỡ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.