Định nghĩa
Bệnh lây truyền theo đường tình dục, do vi khuẩn lậu, làm tôn thương niêm mạc của đường tiết niệu- sinh dục và của các mô khác.
Căn nguyên
Vi khuẩn lậu Neisseria gonorrhoeae là song cầu Gram âm, có vỏ bọc, thường cặp đôi như hình “hạt cà phê. Trong mủ niệu đạo, vi khuẩn lậu xâm nhập vào bên trong các bạch cầu hạt và làm vỡ các tế bào này. Khi đó, người ta có thể thấy vi khuẩn tự do, nhất là ở các thể bán cấp và mạn tính. Vi khuẩn bị phá huỷ khi ở môi trường khô hay ở nhiệt độ trên 41°c. Ngược lại, vi khuẩn sống tốt với độ ẩm và nhiệt độ của môi trường bên ngoài. Bệnh lậu là bệnh lây truyền theo đường tình dục hay gặp nhất. Hay gặp người lành mang vi khuẩn, nhất là phụ nữ, là nguyên nhân làm bệnh lan rộng. Bệnh lậu không gây miễn dịch và hay bị tái nhiễm. Người là nguồn mang vi khuẩn duy nhất.
Dịch tễ
Bệnh phổ biến trên toàn thế giới; năm 1996, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính có 62 triệu người mắc. SỐ trường hợp bị mắc hàng năm ở Pháp là 500.000 – 800.000 người. Viêm niệu đạo do Chlamydia trachomatis hay gặp hơn là do lậu; hay gặp nhiễm cả lậu và Chlamydia, về chi tiết: xem viêm niệu đạo không do lậu.
Triệu chứng
THỜI KỲ Ủ BỆNH: từ 3 đến 4 ngày (có thể tới 15 ngày).
BỆNH LẬU Ở NAM GIỚI
Viêm niệu đạo trước cấp tính: có chảy mủ vàng xanh và cảm giác bỏng rát khi đi tiểu. Nếu không điều trị vào lúc này, bệnh sẽ trở thành mạn tính, sẽ vào niệu đạo sau, gây ra đái rắt và đái máu.
Nếu không được điều trị thì tiếp theo là tuyến tiền liệt và các túi tinh sẽ bị nhiễm (viêm tuyến tiền liệt, viêm túi tinh). Sau đó có thể có ứ nước tiểu, gây rất đau đớn. Thăm trực tràng thấy tuyến tiền liệt to và đau. Viêm mào tinh là một biến chứng nặng, có thể dẫn đến vô sinh.
Giai đoạn mạn tính có chảy dịch nhày, nhất là vào buổi sáng sớm (giọt chào ban mai) và rối loạn tiểu tiện.
Dịch nhầy có thể gây các u gai dễ chảy máu ở mào gà.
BỆNH LẬU Ở PHỤ NỮ (thường gặp các thể không có triệu chứng):
Thường bắt đầu bằng viêm niệu đạo viêm cổ tử cung cấp tính, triệu chứng kín đáo: đái rắt và cảm giác bỏng rát khi đi tiểu, đôi khi chảy mủ.
Có thể có các biến chứng tại chỗ như viêm các tuyến Skene và tuyến Bartolin, muộn hơn là viêm cô tử cung và viêm phần phụ cấp, viêm trực tràng và hội chứng bụng dưới. Viêm phần phụ và các biến chứng ở đây là nguyên nhân quan trọng gây vô sinh.
BỆNH LẬU Ở TRỰC TRÀNG: hay gặp ở nam giới quan hệ tình dục đồng tính, đóng vai trò nữ, thụ động. Có thể thấy các vết xước quanh hậu môn.
BỆNH LẬU Ở HỌNG: do tiếp xúc giữa miệng và cơ quan sinh dục, thường không có triệu chứng.
VIÊM ÂM HỘ – ÂM ĐẠO Ở TRẺ GÁI: âm hộ sưng, đỏ, mủ âm đạo nhiều. Bị nhiễm do tiếp xúc trực tiếp với các chất tiết của người lớn bị bệnh hay gián tiếp qua các đồ dùng bị nhiễm (găng tay, khăn lau …). Điều trị bằng benzylpenicillin hay ampicillin.
VIÊM KẾT MẠC DO LẬU ở TRẺ sơ SINH: trẻ bị nhiễm khi qua đường sinh dục bị nhiễm khuẩn của người mẹ. Viêm kết mạc mủ xuất hiện ngay từ tuần đầu tiên sau khi lọt lòng, có thể kèm theo biến chứng loét và thủng giác mạc, dẫn đến mù. Chẩn đoán xác định bằng soi kính hiển vi hay cấy mủ. Chẩn đoán phân biệt: viêm kết mạc do Chlamydiae.
VIÊM KHỚP DO LẬU: là biến chứng ở xa hay gặp nhất. Chỉ tìm thấy vi khuẩn lậu trong dịch khớp ở 1/4 số trường hợp. Biểu hiện ở khâp xuất hiện trung bình 1-3 tuần sau viêm niệu đạo cấp, nhưng cũng có thể cách nhau nhiều tháng.
Đau khớp thông thường: đau thoáng qua, chạy từ khớp này sang khớp khác, nhất là vào ban đêm, mất đi hoặc có trước một trong các thể dưới đây.
Viêm đa khớp cấp ở các khớp nhỏ.
Viêm một khớp ứ nước, đôi khi vừa mủ vừa nước.
Viêm khớp mạn tính gây cứng khớp.
VIÊM GÂN VÀ BAO GÂN: khu trú ở cổ tay, mu bàn tay hay mu bàn chân. Đôi khi đây là triệu chứng duy nhất của bệnh.
VIÊM KẾT MẠC DO LẬU ở NGƯỜI LỚN (LÂY TỪ TAY SANG MẮT): có ở 10% số bệnh nhân mắc bệnh lậu. Viêm kết mạc mủ, có thể nặng, loét, áp xe và có nguy cơ làm thủng giác mạc. Thường có biến chứng là viêm mống mắt tái phát.
VIÊM QUANH GAN: biến chứng hiếm gặp, ở phụ nữ được gọi là hội chứng Fitz-Hugh-Curtis\ xuất hiện vài tuần sau khi bị nhiễm: có sọt, đau hạ sườn phải lan lên vai phải, tăng bạch cầu. Chẩn đoán phân biệt: viêm túi mật.
BỆNH LẬU Ở DA: nổi ban sẩn đỏ, thường kèm theo sưng hạch bẹn.
DA HOÁ SỪNG: biến chứng hiếm gặp, có thể đi kèm viêm khớp và chủ yếu có ở gan bàn chân.
VIÊM NỘI TÂM MẠC DO NHIỄM KHUẨN: rất ít khi vi khuẩn lậu gây viêm màng trong tim nhiễm khuẩn bán cấp.
BIẾN CHỨNG HIẾM GẶP (ở người bị suy giảm miễn dịch): nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm quanh xương, viêm quanh sụn, viêm tuỷ sống.
Xét nghiệm cận lâm sàng
Lấy bệnh phẩm: lấy mủ chảy từ niệu đạo đàn ông, lấy mủ ở cổ tử cung phụ nữ, mủ ở hậu môn và họng trong những trường hợp đặc biệt.
Xét nghiệm cận lâm sàng trực tiếp mủ niệu đạo ở đàn ông: nhuộm soi dưới kính hiển vi cho thấy song cầu khuẩn hình hạt cà phê, nội tế bào, Gram âm.
Nuôi cấy trong môi trường chọn lọc và không chọn lọc: cần phải làm một cách có hệ thống, đối với mủ niệu đạo nam giới thì trước đó đã được soi trực tiếp và làm kèm theo kháng sinh đồ.
Tìm kháng nguyên đặc hiệu: có thể thực hiện được bằng phương pháp miễn dịch enzym hay bằng kỹ thuật đầu dò nucleic.
Nên làm test phát hiện giang mai.
Chẩn đoán
Có quan hệ tình dục 3-10 ngày trước đó.
Đàn ông có chảy mủ niệu đạo và đau rát khi đi tiểu, có thể có viêm tuyến tiền liệt, viêm túi tinh.
Phụ nữ có viêm niệu đạo cổ tử cung, viêm phần phụ và hội chứng bụng dưới.
Đôi khi viêm khớp do lậu, tổn thương ở da.
Chẩn đoán xác định bằng phát hiện ra trong các phiến đàn mủ niệu đạo hay bằng nuôi cấy thấy có các vi khuẩn nằm trong tế bào, Gram âm.
Chẩn đoán phân biệt: viêm niệuđạo không do lậu, nhất là do
Chlamydiae, nhiễm Trichomonas,
Gardnerella hay Candida.
Tiên lượng
phần lớn trường hợp bị mắc lậu, nếu được phát hiện và điều trị đặc hiệu sẽ khỏi. Tuy nhiên, tần suất các chủng vi khuẩn lậu kháng các kháng sinh thông thường ngày càng tăng. Một số biến chứng ở bệnh nhân được điều trị muộn có thể dẫn đến những rối loạn không phục hồi được.
Điều trị
Trước khi bắt đầu điều trị, bao giờ cũng phải lấy máu để chẩn đoán giang mai.
BỆNH LẬU CHƯA CÓ BIẾN CHỨNG
+ Ceftriaxone: 125 mg tiêm bắp thịt, liều duy nhất; hoặc
+ Cefixim 400 mg, liều duy nhất; hoặc
+ Cefpodoxim 200 mg, liều duy nhất; hoặc
+ Ciprofloxacin 0,5 g, liều duy nhất; hoặc
+ Norfloxacin 0,8 g, liều duy nhất; hoặc
+ Ofloxacin 0,4 g, liều duy nhất; hoặc
+ Spectinomycin 2 g, tiêm bắp, liều duy nhất.
Vì nhiễm Chlamydia thường đi kèm với viêm niệu đạo do lậu, người ta khuyên nên kết hợp doxycyclin liều uống 100 mg 2 lần một ngày trong một tuần (thay bằng erythromycin liều 500 mg mỗi 6 giờ cho phụ nữ có mang).
Với các chủng vi khuẩn lậu nhậy cảm với các penicillin, thay thế ceftriaxon bằng amoxicillin liều duy nhất 3 g.
Với thể họng, dùng Sulfamethoxazol + pyrimethamin.
Hẹn đàn ông đến khám lại vào ngày thứ 3 và thứ 7. Không sinh hoạt tình dục trước khi kiểm tra thấy đã khỏi.
Kiểm tra, lấy mẫu thử ở cổ tử cung và trực tràng 7-14 ngày sau khi điều trị. Trong mọi trường hợp chẩn đoán huyết thanh bệnh giang mai 2 tuần và 2 tháng sau khi bắt đầu điều trị.
CÓ LOÉT NGHI LÀ DO GIANG MAI: chẩn đoán huyết thanh bệnh giang mai trước và sau điều trị lậu (penicillin có tác dụng chống vi khuẩn giang mai). Sau đó kiểm tra huyết thanh sau 3 tháng và theo định kỳ trong 6 tháng.
ĐIỀU TRỊ CÁC BIẾN CHỨNG
Viêm tuyến tiền liệt, viêm túi tinh, viêm mào tinh, viêm phần phụ, viêm khớp: dùng ceftriaxon tiêm tĩnh mạch hay tiêm bắp lg/ngày; hoặc ceftizoxim 2g, tiêm tĩnh mạch 4 lần mỗi ngày; hoặc tiêm tĩnh mạch cefotaxim lg X 4 lần/ngày cho đến khi hết các triệu chứng.
Viêm niệu đạo do lậu thường hay có bội nhiễm Chlamydia cần phải điều trị. Sau khi đã hết vi khuẩn lậu, dùng 0,5 g tetracyclin hay erythromycin 4 lần một ngày trong 10 ngày.
Bệnh mắt do lậu: tiêm bắp liều duy nhất 125 mg ceftriaxon. Rửa mắt thường xuyên.
Viêm kết mạc do lậu ở người lớn: tiêm tĩnh mạch liều duy nhất 125-250 mg ceftriaxon; hoặc ampicillin 3,5 g liều duy nhất với lg probenicid. Nhỏ mắt bằng dung dịch hoặc thuốc mỡ có kháng sinh dùng cho mắt.
Phòng bệnh
bắt buộc phải thông báo. Giáo dục vệ sinh về sử dụng các biện pháp phòng ngừa, tổ chức các dịch vụ phát hiện và điều trị sớm.
Phòng bệnh mắt do lậu ở trẻ sơ sinh:
Nhỏ ngay sau lúc lọt lòng dung dịch nitrat bạc 1%; hay
Bôi thuốc mỡ dùng cho mắt có chứa erythromycin 0,5% hay tetracyclin 1%.
Erythromycin có ưu điểm là có tác dụng với cả ChlamycLm trachomatis.
Tại những vùng – càng ngày càng rộng có các chủng vi khuẩn lậu kháng thuốc, nên tiêm bắp thịt ceítriaxon liều duy nhất 50 mg/kg.