TRẦM HƯƠNG 

(AQU1RANIA AGALLOCHA)

TRẦM HƯƠNG 
TRẦM HƯƠNG

Đọc thêm các tên khác:

1) Trầm thúy hương   2) Mật hương      3) Khối trầm hương

5)Trầm hương phiến 6) Ma trầm hương 8)Trầm thủy hương

9) Kiển túc hương 11) Bồng lai hương 12) Mật hương

4) Cống trầm hương 7) Trầm hưcmg tiết 10) Yên khẩu hương

13) Thúy trầm hương 16) Thanh quế hương

14)Phụ tứ hương 15) Hoàng trầm hương

Loại cây gió, cung là cây mạ thương, người ta hay lấy được nó ở các rừng núi từ Quảng Trị trở vào có nhiều như là trầm Phú Yên thì có tiếng là tốt hơn cả.

Nhưng sự thực thì cũng không cứ gì rằng ở Phú Yên mới tốt.

Thứ tốt cốt xem thứ nào đen như sừng, nặng mà chắc dầu mượt bóng nhoáng thả vào nước chim ngay là tốt.

Thứ chìm ít chút thôi là thứ vừa.

Giống trầm hương không nên cho nó vào lửa hương vị kém ngay đi vì nó bốc hương đi mất.

Khi dùng vào thuốc hoàn tán lấy giấy gói để trong bọc người cho nó khô dòn mà nghiền nhỏ, hoặc cho vào bát ráp mà mài rồi lấy bột đem phơi khô cũng được.

Nếu dùng vào với thuốc nước thì khi sắc được nước thuốc rồi sê mài thêm Trầm hương vào mà uống.

TRẦM HƯƠNG 
TRẦM HƯƠNG

Tính vị:

Trầm hương khí ấm, vị cay, không độc.

Công hiệu:

Nó tiêu được khí xấu đi, trị được những chứng đau bụng, chứng trên thì nóng, mà dưới thì lạnh khí bóc xóc ngược thở rấc lên, ruột già đã hư mà lại còn bĩ. Tiểu tiện đi đái són mà lại tức hơi ở bàng quang.

Xét ra trầm hương hơi thơm, khí ấm, tính hay hóa tan các hoi ờ trong bụng, làm cho tiêu xuống các ‘bệnh vì khí uất không thông đều nên dung nó cả. Nó lại hay giúp sức cho bộ tiêu hóa, thu khí nóng cho êm về chỗ gốc.

Nhưng vì nó rút xuống nhiều, mà không bốc lên mấy vậy thì những người nào khí lực yếu kém, sụt xuống, hay đi trung tiện luôn không thể giữ được, mắt vang ăn ít, thành ra nhiều chứng hư hao sút kém thì không nên dung.

Trầm hương và kỳ nam là một thư thổ sản đặc biệt qui nhất nhì cùa nước Việt Nam ta.

Trầm với kỳ cũng gần như một loài.

Nhưng kỳ tinh hay bốc lên lam cho tan đi nên uống kỳ vào hay thành ợ hơi.

Trầm tinh hay rút xuống nên uống Trầm vào hay đi trung tiện, Trầm thì vị đắng mà kỳ thì vị ngọt nên tinh nó cũng có khác nhau vậy.

TRẦM HƯƠNG 
TRẦM HƯƠNG

Theo:”Dược tính chỉ nam”.

Bài trướcTRẮC BÁCH DIỆP
Bài tiếp theoTHÓC ĐỂ KHO LÂU NĂM

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.