TRI MẪU
(ANEMARRHENA ASPHO DELOIDES BUNGE)
Đọc thêm các tên khác:
1) Tri mẫu | 2) Thị mẫu | 3) Chì mảu | 4) Đề mẫu |
5) Phi Tri mẫu | 6) Sao chi mẫu | 7) Kỳ mẩu | 8) Liên mầu |
9) Hóa mẫu | 10) Mộ mẫu | 11) Địa sâm | 12) Nhi chướng thao |
13) Chỉ mẫu | 14 ) Lão ngạnh | 15) Xương vãn | 16) Thủy sâm |
17) Thủy tu | 18;Thủy tuấn | 19) Tầm | 20) Trầm phiên |
21) Tầm huyệt | 22) Khổ tâm | 23) Nhi thảo | 24) Nhi thũng tháo |
25) Nữ lý | 26) Nữ lôi | 27) Từ phiến | 28) Lộc liệt |
29) Cửu phung | 30) Đông căn | 31) Dã liệt | 32) Văn xương |
Công hiệu của |
Tri mẫu là dùng vào thuốc bổ âm, vì người ta đã biết chinhnó là cốt yếu cho huyết, cho nên mới nói rằng “Tri huyết chi mẫu”. |
Nó là thuốc âm trung chi âm, nên nó vào được Túc dương minh, thủ thái âm, túc thiếu âm.Tính nó nhuận được tâm phế, giúp ích cho hóa nguyên, chữa khỏi được chứng kinh hoàng sợ hãi, tiêu được đờm, hạ được khí, tả được thận hỏa, cùng là vị hỏa, thật là thuốc thánh vậy. |
Như những chúng nội thương hư lao, chứng dương thịnh quá thanh ra lấm mồ hôi, chứng cốt chứng tích tiêu khát chứng ho hắng, lại cả nhửng chứng báng tích thuần nhiệt phát ban nó đều có thể chữa được cả. Nó lại còn kiêm thông được tiểu trường, trứ được tà khí, chữa được chứng chân tay phu thũng.
Nhưng không nên uống nó quá nhiều, có thể làm cho người ra tiết lợi. Củng những chứng phế bị hàn mà ho, thận khí bị hạ quá không có hòa tang hay là người sức hỏa kém mà bộ xích mạch đi Vi đi Nhược thì chớ có dùng.
Cách chế:
Nhặt sạch lông rễ, khi dùng cho vào thuốc bổ thận thì tẩm nước muối mà sao, hoặc cho vào nước mật mà chưng, hay sao cũng được, muốn đưa lên trên thì tẩm rượu mà sao, tính nó kỵ đồ sắt.
Theo:”Dược tính chỉ nam”.