CHÂM CỨU CHỮA
THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG
Thoát vị Đĩa đệm cột sống thắt Lưng được viết tắt là:“thắt Lưng đột xuất chứng”. Đề cập đến sự thoái hóa Đĩa đệm thắt Lưng, vỡ vòng Xơ, Nhân nhầy lồi ra sau hoặc lồi vào ống sống, gây kích ứng hoặc chèn ép các mô lân cận, dẫn đến đau thắt Lưng với các cơn đau lan tỏa hoặc (và) tê một Chi dưới. Chân ( không đi lại được), cử động Cột sống thắt Lưng bị hạn chế, tăng áp lực ổ bụng như ho, hắt hơi và cố gắng đi đại tiện, đều đau tăng, chân tay lạnh, trường hợp nặng, suy yếu sức mạnh của các Cơ Thần kinh liên quan, teo Cơ, v.v. đó là Các triệu chứng lâm sàng điển hình . Nó thường gây đau đớn cả thể xác, tinh thần của người bệnh, thậm chí gây tàn phế, mất khả năng lao động.
Có nhiều có thể gây ra các triệu chứng tương tự như thoát vị đĩa đệm thắt lưng, chẳng hạn như U cột sống, Lao thắt lưng, viêm Cột sống chèn ép, Hoại tử Chỏm xương đùi, huyết khối động mạch Chi dưới, hẹp ống sống thắt lưng, Thoái hóa đốt Sống Thắt Lưng, tăng sản Xương hoặc loãng Xương. Bệnh cần phân tích toàn diện dựa trên căn nguyên và tiền sử bệnh, các triệu chứng lâm sàng, dấu hiệu dương tính, khám dưa trên chẩn đoán hình ảnh mới rõ ràng.
Thoát vị Đĩa đệm Cột sống Thắt lưng có thể dẫn đến bệnh “đau Thần kinh Tọa” và “Thắt Lưng” trong y học cổ truyền Trung Quốc. Đa phần là do Can Thận suy yếu, khí huyết suy hư, nuôi dưỡng tủy và mạch; hoặc cảm nhiễm Phong Hàn, Ẩm thấp xâm nhập, làm tắc Kinh Lạc, cản trở sự lưu thông của khí huyết; Nếu không hoạt động, không được chườm ấm thì rất đau. ” Nếu không điều trị, điều trị sai cách sẽ khiến bệnh kéo dài, khí huyết suy nhược, Can Thận hư, thành ra bệnh mạn tính.
Trong quá trình điều trị lấy :Trung Quản, Thần Khuyết, Quan Nguyên, Thiên khu để điều trị : thoát vị đĩa đệm L3 / 4, đau chi dưới chủ yếu biểu hiện như đùi trước, đau bắp chân bên trong, tê có thể gia thêm Giải Khê; lồi đĩa đệm L4 / 5, đau chi dưới biểu hiện như đau đùi và bắp chân sau, tê bì, gia Dương Phụ; thoát vị đĩa đệm L5 / S1, đau chi dưới, tê bì gia Côn lôn; bệnh nhân bị ảnh hưởng đến Đại-Tiểu tiện, cho bệnh nhân nằm ngửa châm các huyệt đạo sau: Trung Quản, Thủy phân, Quan nguyên mỗi bên 1,5 thốn, áp dụng kỹ thuật thủ pháp vê bổ, nhanh trong khoảng 1 phút; Châm Thiên Khu 2 bên, áp dụng kỹ thuật đề sáp, niệm chuyển (bệnh nhân cảm giác sâu tức lan tỏa). Giải Khê, Dương phụ và Côn luân châm thẳng 1 thốn và áp dụng các kỹ thuật châm đề sáp chậm, niệm chuyển trong 1 phút. Dùng phép Cứu tại huyệt Thần Khuyết trong khoảng 40 phút (bệnh nhân tự giác giác thoải mái, ấm bên trong Bụng .Tuy nhiên Bác sĩ cũng không quá lạm dụng.). Sau khi Cứu, kim được rút ra, có thể dùng các loại Cao nóng bôi vào vùng bệnh. 1 lần một ngày. Một đợt điều trị trong 20 ngày.
Trung Quản là Mộ huyệt của Vỵ, là Bát hội huyệt của Phủ, có chức năng điều hòa Trung châu, tăng cường sinh lực cho Tỳ và Vỵ, tăng cường sinh lực cho Tỳ và Vỵ, tăng cường trung khí và bổ khí, an thần trấn tĩnh, ôn thông Phủ khí, thăng thanh giáng trọc. Thủy Phân có tác dung phân thanh trọc ở bên trong, ảnh hưởng đến sự đại tạ của tân dịch, có tác dụng trừ thấp, khứ thũng, thông điều thủy đạo, lý khí chỉ đau. Quan nguyên là nơi hội tụ của Túc Tam âm và Mạch Nhâm, lại là Mộ huyệt của Tiểu Trường, là nơi nguyên khí sinh, bổ có thể bồi Thận, bổ ích tinh huyết, ôn bổ hạ nguyên, điều lý hạ tiệu.. Ba huyệt Trung quản, Thủy phân, Quan Nguyên có thể dùng phối hợp với nhau để điều chỉnh Tỳ Vỵ ở tuyến trên, bồi bổ Can Thận ở tuyến dưới. Thiên Khu là mộ huyệt của Đại Trường, có thể điều chỉnh Trung châu, điều Trường và Vỵ, thúc đẩy khí và huyết, điều hòa Tam tiêu, giúp thăng và giáng. Thần Khuyết là cửa của sinh mệnh. ôn cứu để bồi nguyên cố bản, tăng cường Tỳ và Thận, hồi dương cứu nghịch, hòa Vỵ và Trường,hành khí lợi thủy, tán kết thông ứ, hoạt huyết điều kinh nguyệt; Thần Khuyết, Thiên Khu, ở trên mà điều dưới, có tác dụng điều hòa Tam Tiêu. “bất thông thì thống.” “bất vinh thì thống” vô luận là “bất thông”, ” bất vinh” đầu là vấn đề của huyết mach. là huyết mạch đang có ứ trệ, sẽ xuất hiện đau đớn.
Điều trị “bất thông”, “bất vinh” (không đầy đủ) đều có quan hệ, điều trị chủ yếu theo vào Tâm mà thông huyết mạch. Cho nên sách Nội Kinh ” Chí chân yếu đại luận”:” Chư thống dạng sang đều thuộc Tâm” . Theo kinh mà biết bệnh thuộc kinh mạch nào: Kinh Vỵ, Kinh Đởm, kinh Bàng Quang đều ứng với Tâm. Các huyệt: Giải Khê, Phụ Dương, Côn luân đều là huyệt hỏa của Ngũ Hành, có tác dụng tấn kinh an thần, thanh Tâm tả hỏa, thư Cân lợi khớp, Sơ Can lợi khí, thông kinh hoạt lạc.
Theo:” 中国中医药报 – Trung Quốc Y Dược báo” Ths. Bs y học cổ truyền Nguyễn Xuân Luận dịch