Châm cứu chữa trịchắp lẹo

(Chalazion, Orgelet – Sty, Chalazia)

A. Đại cương

Lẹo là 1 áp xe của tuyến Zeiss ở ngay chân lông mi, viêm mủ tuyến bã ở bờ mi hoặc trong chiều dầy của mi, phát bệnh cấp, thường hay tái phát.

Chắp là tuyến sụn mi bị viêm nhiễm.

Y học cổ truyền gọi là Du Thâu Châm, Nhãn Đơn, Thâu Châm, Thổ Cam, Thổ Dương.

Lẹo tương đối dễ khỏi hơn Chắp.

B. Nguyên nhân

Do phong và nhiệt tác động lẫn nhau làm tổn hại ở vùng mi mắt, gây ra Lẹo.

Ăn thức ăn cay nóng nhiều, nhiệt độc của kinh Thủ và Túc Dương Minh bốc lên gây ra Chắp.

C. Triệu chứng

Lẹo: mi mắt mọc lên mụn dính vào mi mắt trên hoặc dưới, sưng, nóng đỏ, đau, tiến triển mạnh, có khi sưng ít, sưng nhiều, to cả mắt và ứ phù kết mạc (tròng trắng). Nhẹ thì 3 – 4 ngày lẹo làm mủ rồi vỡ, sạch mủ thì có thể khỏi nhưng thường hay tái phát hết mi này sang mi khác.

Chắp: như mụn bọc, cứng, nhỏ, u tròn, nằm sâu trong sụn mi, không sưng đỏ, ít đau khi sờ nắn. Khi lật mi ra thấy màu tím đỏ hoặc trắng (màu mủ ) nằm ở trong, mủ lấn vào sụn mi và lan rộng.

D. Điều trị

CCHV Nam : huyệt Thâu Châm: người bệnh ngồi hoặc đứng, bảo người bệnh vắt bàn tay ngược với bên mắt bệnh, mắt trái thì vắt bên phải và ngược lại) qua vai, bắp tay chạm vào cằm, các ngón tay áp sát nhau, đưa hết sức ra sau, đầu ngón tay giữa chạm vào lưng chỗ nào, đó là huyệt. Thầy thuốc vuốt da từ vai (huyệt Kiên Tỉnh (Đ.21) ) tới điểm để châm cho đến khi da chỗ đó ư?ng đỏ, sát trùng, dùng kim Tam lăng hoặc kim khâu chích nông, nặn máu ở điểm châm ra. 1 hoặc 2 ngày châm 1 lần. Châm 1 – 2 lần mà chưa khỏi có thể châm nặn máu thêm huyệt Liệt Khuyết (P.7) hoặc Thiếu Thương (P.11) .

Nguyễn-Hữu-Hách trong sách ‘Châm Cứu Học Thực Hành’ giải thích: theo ‘Nội kinh’ tất cả các bệnh về đầu, đỉnh đầu thuộc về Tâm Hoả. Huyệt Thâu Châm này nằm trong khoảng đốt sống lưng 3 – 6. Vùng này có huyệt Thần Đạo (nằm ở ngang đốt sống lưng thứ 4, có tác dụng an thần, thanh Tâm) và Linh Đài (ở ngang đốt sống lưng thứ 5, có tác dụng thanh Tâm). Châm nặn máu 2 huyệt này có tác dụng thanh Tâm Hoả, trừ nhiệt độc. Ngoài ra, theo nguyên tắc “Mẫu Bệnh Tử Cập” tức là bệnh của Mẹ (Tâm) truyền sang con (Tỳ), theo nguyên tắc Ngũ Hành Tương Sinh (Hoả sinh Thổ). Do đó, huyệt trên cũng trị được Tỳ Vị nhiệt. Mà theo Y học cổ truyền, mi mắt trên thuộc Tỳ, mi mắt dưới thuộc Vị, chữa ở Tỳ Vị, có tác động lên mi mắt.

2- Châm huyệt Nhĩ Tiêm bên bệnh, lưu kim 10 phút hoặc châm nặn máu cũng có tác dụng tốt (Châm Cứu Học HongKong).

3- Châm huyệt Phế Du bên bệnh, nặn máu hoặc châm tả, kích thích mạnh (Tạp chí Đông Y Việt Nam’ số 183/1983).

4- Châm Tam Âm Giao (Ty.6) sâu 1, 5 – 2 thốn, kích thích mạnh, không lưu kim – ‘Trung Quốc Châm Cứu’ số 44/1985).

5- Dùng kim Tam Lăng châm ra máu huyệt Khúc Trì (Đtr.11), mỗi ngày làm 1 lần (Tứ Xuyên Trung Y’ số 54/1986).

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.