Châm cứu chữa trị viêm nhiễm đường tiết niệu

(Niệu Lộ Cảm Nhiễm – Infection Urite – Urinary Tract Infections)

A. Đại cương

Đường tiểu bị nhiễm trùng (khuẩn) thường do vi khuẩn từ Đại Trường xâm nhập vào đường tiểu, gây viêm ở Bàng Quang, đường tiểu và Thận.

Phụ nữ bị bệnh này nhiều hơn.

Y học cổ truyền xếp vào loại bệnh ‘Lâm’.

B. Nguyên nhân

Chủ yếu do Thận hư, Thấp Nhiệt tích ở Hạ Tiêu, Bàng Quang khí hóa thất thường.

Thận và Bàng Quang có quan hệ Biểu Lý, vì vậy nếu bệnh lâu không dứt thì Thận Âm hoặc Thận Dương bị tổn thương, gây ra bệnh chứng hư thực lẫn lộn.

C. Triệu chứng

Chỉ có triệu chứng tiểu gắt, buốt là triệu chứng viêm cấp, kèm theo bụng dưới trướng đau, ấn đau vùng Bàng quang, là Bàng quang viêm cấp. Kèm rét run, sốt cao, lưng đau, gõ vào vùng Thận thấy đau là Bể Thận hoặc Thận viêm cấp.

D. Điều trị

1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Sơ đạo khí hóa ở Bàng Quang, Thanh lợi thấp nhiệt ở hạ tiêu.

Huyệt chính: Thận Du (Bq.23) + Bàng Quang Du (Bq.28) + Trung Cực (Nh.3) + Tam Âm Giao (Ty.6).

Huyệt phụ: Thứ Liêu (Bq.32), Khúc Tuyền (C.8).

Kích thích mạnh vừa. Mỗi ngày 1 lần, 5 – 10 lần là 1 liệu trình.

Ý nghĩa: Thận Du để điều tiết Thận khí, thông lợi Thuỷ đạo; Bàng Quang Du là bối du huyệt của Bàng Quang, Trung Cực là Mộ huyệt của Bàng Quang (theo cách phối huyệt Du + Mộ huyệt), hợp với Tam Âm Giao để thanh lợi thấp nhiệt của Bàng Quang; Thứ Liêu có tác dụng giống như Bàng Quang Du; Khúc Tuyền để thanh lợi hạ tiêu.

2- Khúc Cốt (Nh.2) + Trung Cực (Nh.3) + Phục Lưu (Th.7) + Thứ Liêu (Bq.32) +Thái Xung (C.3) (Tư Sinh Kinh).

3- Khí Hải (Nh, 6) + Quan Nguyên (Nh.4) (Đông Viên Thập Thư).

4- Thận Du (Bq.23) + Trúc Tân (Th.9) + Phục Lưu (Th.7) + Quy Lai (Vi.29) + Trung Cực (Nh.3) . Mỗi lần dùng 2 – 3 huyệt, kích thích mạnh (Thường Dụng Trung Y Liệu Pháp Thủ Sách).

Bể Thận Viêm:

+ Cấp tính: Thận Du (Bq.23) + Đại Trường Du (Bq.25) + Huyết Hải (Ty.10) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Đại Chung (Th.4). Kích thích mạnh.

+ Mạn tính: Tam Tiêu Du (Bq.22) + Đốc Du (Bq.14) + Thứ Liêu (Bq.32) . Kích thích nhẹ, có thể dùng điếu nga?i để cứu, đồng thời châm Túc Tam Lý (Vi.36), Uỷ Trung (Bq.40) (Châm Cứu Học Thượng Hải).

Bàng Quang Viêm:

+ Cấp tính: Đại Trường Du (Bq.25) + Bàng Quang Du (Bq.28) + Thượng Liêu (Bq.31) + Trung Liêu (Bq.33) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Huyết Hải (Ty.10) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Tam Âm Giao (Ty.6). Kích thích mạnh.

+ Mạn tính: Thận Du (Bq.23) + Thượng Liêu (Bq.31) + Trung Liêu (Bq.33) + Khí Hải (Nh.6) + Trung Cực (Nh.3). Dùng ôn cứu mỗi ngày. Hoặc Quan Nguyên (Nh.4), Liệt Khuyết, Khúc Tuyền (C.8), Tam Âm Giao (Ty.6) (Châm Cứu Trị Liệu Học).

6- Bàng Quang Du (Bq.28) + Trung Cực (Nh.3) + Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Hành Gian (C.2) + Thái Khê (Th.3).

+ Nước tiểu có máu: Thêm Huyết Hải (Ty.10).

+ Nước tiểu đặc như mỡ: thêm Thận Du (Bq.23), Chiếu Hải (Th.6).

+ Do lao lực mà phát ra: bỏ Hành Gian (C.2), thêm Bá Hội (Đc.20) và Khí Hải (Nh.6) (Châm Cứu Học Gỉang Nghĩa).

7- Trung Cực (Nh.3) + Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Thứ Liêu (Bq.32) + Khúc Tuyền (C.8).

Tiểu ra máu: thêm Bàng Quang Du (Bq.28) + Huyết Hải (Ty.10).

Kèm sốt: thêm Đại Chùy (Đc.14) + Ngoại Quan (Ttu.5) .

Kèm lưng đau: thêm Thận Du (Bq.23), Thái Khê (Th.3) (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).

8- Trung Cực (Nh.3) + Bàng Quang Du (Bq.28) + Tam Tiêu Du (Bq.22) + Uỷ Dương (Bq.39) (Châm Cứu Học Việt Nam).

9- Thận Nhiệt Huyệt (Châm Cứu Học HongKong).

Bài trướcChâm cứu chữa trị cơn đau quặn thận
Bài tiếp theoChâm cứu chữa trị động kinh

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.