Trung y bị rất nhiều người trong chúng ta lãng quên mất. Kỳ thực, châm cứu trong Trung y rất hiệu quả, Nó không chỉ điều trị được chứng bệnh khó, mà còn có thể hỗ trợ cơ thể phòng bệnh có hiệu quả. Vậy, châm cứu rốt cuộc còn có những diệu kỳ gì vậy. Các bạn quan tâm có thể theo dõi phân tích của bài viết này.

Tác dụng của châm cứu Trung y.

1. Lưu thông kinh lạc của cơ thể

Theo lý luận của Trung y nói, trong cơ thể con người có rất nhiều đường kinh lạc. Giúp đỡ con người trong các động tác thường ngày, vì vậy, mà nói kinh lạc đối với cơ thể con người cực kỳ quan trọng. Tác dụng của châm cứu thì là lưu thông kinh lạc, giúp khôi phục thông sướng để làm việc bình thường. Đây cũng là một trong tác dụng cơ bản của châm cứu. Nếu như kinh lạc trong cơ thể không được thông suốt, như vậy sự vận hành của khí huyết sẽ gặp trở ngại. Như vậy thân thể dễ dàng xuất hiện đau đớn, các khớp tê bì, sưng tấy…

2. Điều hòa âm dương

Ngoài tác dụng sơ thông kinh mạch ra, tác dụng của châm cứu còn bao gồm điều tiết cân bằng âm dương của cơ thể, đây cũng là mục đích cuối cùng của Châm cứu Trung y. Nguyên nhân của bệnh tật dẫn đến cơ thể cảm thấy không thoải mái rất đa dạng nhưng quy kết kết quả cuối cùng cơ thể xuất hiện âm dương mất cân bằng, châm cứu có thể điều tiết cân bằng âm dương của cơ thể rất hiệu quả.

3. Phù chính khu tà

Sở dĩ nói Phù chính khu tà, là chỉ trợ giúp chính khí trong cơ thể chúng ta trừ bỏ tà khí dẫn đến xuất hiện bệnh tật.

Ở trên chính là Tác dụng của châm cứu, nhưng châm cứu sau đó có một số người sẽ xuất hiện tình trạng vựng châm, cần đặc biệt chú ý, như vậy khi vựng châm sau đó sẽ có chứng trạng như thế nào?

Triệu chứng của Vựng châm trong châm cứu :
Tiền triệu: Đầu có cảm giác khó chịu, bụng trên hoặc toàn thân khó chịu, mắt hoa, tai ù, đau ngực, sắc mặt xanh nhợt, ra mồ hôi lạnh, ngáp…một số bệnh nhân không có triệu chứng tiền triệu.
Biểu hiện bệnh : nhẹ thì chóng mặt, lồng ngực bí bách khó chịu, buồn nôn muốn nôn, tứ chi mềm nhũn và lạnh, lảo đảo không vững, hoặc kèm trong chốc lát có mất ý thức. Nặng thì đột nhiên mất ý thức, ngã xuống đất, môi xanh tím, mồ hôi đổ đầm đìa, sắc mặt xám bệch, còn mắt trợn lên, đại tiểu tiện không tự chủ, một số có thể kèm co giật.
giai đoạn hồi phục : Xử lý kịp thời thì khôi phục sau đó, bệnh nhân có thể mệt mỏi rõ rệt, sắc mặt xanh nhợt, buồn ngủ và vã mồ hôi, triệu chứng nhẹ thì khó chịu ít.
Tiếp dưới đây, sẽ là tổng kết các những nhóm người không nên châm cứu, giúp Bạn tìm hiểu thêm.

* Một số bệnh không nên châm cứu.

Châm cứu có rất nhiều tác dụng, nhưng không phải người người đều thích hợp châm cứu, hãy xem những người không thích hợp với châm cứu.

• Bệnh nhân tiểu đường: do đối với bệnh nhân tiểu đường thì đường huyết của bệnh nhân tương đối cao, một khi hình thành vết thương, mặc dù là một lỗ châm cứu nhỏ, cũng không dễ dàng lành lại nếu như không chú ý điều trị miệng lỗ châm hoặc kiểm soát ăn uống, vẫn có thể dẫn đến thương tích, nhiễm trùng vết thương. Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường không nên thực hiện châm cứu.
• Bệnh nhân rối loạn chức năng đông máu: Chẳng hạn như các bệnh về máu, tiểu cầu giảm gây nên các bệnh có mảng tím ngoài da, bởi vì thời gian đông máu của những người này tương đối dài, hoặc là khó đông máu, nên miệng những lỗ châm dễ bị chảy máu mà không cầm được, vì vậy chức năng đông máu là trở ngại của bệnh nhân cũng không nên thích hợp thực hiện châm cứu.
• Vị trí nhiễm trùng ngoài da, loét, sẹo, khối u không thích hợp châm chích.
• Các dạng ung thư bạch cầu không nên châm chích
Nếu như trong quá trình châm cứu xuất hiện hiện tượng vựng châm cần kịp thời cùng với bác sĩ xem lại.
Châm cứu tất nhiên là tốt, nhưng cũng nên theo lời khuyên của bác sĩ. Người không nên châm thì không nên miễn cưỡng tiến hành làm, hãy vì lợi ích sức khỏe của chúng ta.

Bản dịch của Vô Thường

Bài trướcCách sử dụng mới của danh phương Tứ quân tử thang
Bài tiếp theo3 đặc trưng của Trường thọ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.