CHÂM CỨU CHỮA VÔ SINH: NAM TÍNH BẤT DỤC CHỨNG
Kết hôn đã hơn 1 năm, nguyên nhân là do người Chồng mà dẫn đến Vợ không có Thai. Đông Y gọi là: Liệt dương, Xuất Tinh sớm, Hoạt tinh…
I. Yếu điểm chẩn đoán:
-
ống dẫn Tinh bị trở ngại:
Khi Phòng sự không có Tinh dịch xuất, hoặc trong Âm Đạo Vợ không thấy có Tinh Trùng; Khi giao hợp không có Tinh dịch xuất; hoặc sau khi phòng sự thấy có nhiều Tinh trùng ở trong nước tiểu và đường; kiểm tra Tinh Hoàn thấy bình thường, Tinh dịch không có Tinh trùng.
-
Sinh Dục tiết niệu bất thường:
Tinh Hoàn quá nhỏ, quá mềm là biểu hiện của bệnh Liệt; phần Phụ Mào Tinh của Tinh Hoàn kiểm tra ấn thấy đau. Là biểu hiện của chứng viêm; Tĩnh mạch Tinh Hoàn bị giãn kiểm tra có thể thấy, hay bị bên trái nhiều; người trung tuổi trở nên thường bị cả 2 bên không thể có năng lực về Sinh Dục.
-
Số lượng Tinh Trùng:
Ít từ 2000 vạn, hoặc 1 lần xuất Tinh tổng số là 4000 vạn; Xuất Tinh Tinh dịch không có Tinh Trùng, hoặc lại có Tinh trùng dị thường, hoặc Tinh trungfcos trên 50% không có khả năng hoạt động; một lần xuất Tinh dưới 2 ml, 60 phút sau không dịch hóa được.
II.Chẩn đoàn theo Trung Y:
1.Thận âm bất túc:
Lưng Gối đau mỏi, Tâm phiền Miệng khô, lòng bàn Chân Tay nóng, tiểu tiện vàng xẻn, Lưỡi hồng Rêu ít. Mạch Tế Sác.
-
Thận dương khuy hư:
Lưng Gối đau mỏi, người lạnh Chân Tay lạnh, thích ấm sợ lạnh, liệt dương, hoặc dương cương được nhưng không cứng được, đại tiện nát, tiểu tiện trong dài, Lưỡi nhợt phì, mạch Trầm Nhược, hoặc Xích vô lực.
3 Thấp nhiệt hạ chú:
Bụng dưới đau ngầm ngầm, người mệt mỏi, thân dưới nặng nề, tiểu tiện đục, âm bộ ẩm ướt, Lưỡi hồng Rêu nhớt, mạch Hoạt Sác.
-
Can mạch ứ trệ:
Bụng dưới chướng đau, Âm nang bện trong bị xơ cứng, Tinh Hoàn sa ngứa, Lưỡi nhợt, Rêu trắng. Mạch Trầm Sáp.
III. Phương pháp điều trị:
dùng Hào châm.
– Chủ huyệt: Quan nguyên, Mệnh môn, Trung cực, Tam âm giao, Thận du, Khí hải, Can du, Thái xung.
– Phối huyệt:
+ Thận âm bất túc: Thái khê
+ Thận dương hư: Khúc cốt, Chi thất, Đại hách.
+ Thấp nhiệt hạ chú: Âm lăng tuyền, Thủy đạo, Khúc trì.
+ Can mạch ứ trệ: Thái xung, Hành gian, Tỳ du.
Theo:”Châm thích bát quán phát bào liệu pháp” của Lưu Nhất Nho, Ths.Bs Nguyễn Xuân Luận dịch.