CHÂM CỨU CHỮA VÔ SINH: LIỆT DƯƠNG
(Impotence, impotentia)
Liệt dương là bệnh của nam giới biểu hiện không cương hoặc cương yếu. Trong y văn cổ có sách ghi: “dương nuy” hoặc là “âm nuy”.
A – NGUYÊN NHÂN BỆNH LÝ.
Theo y học hiện đại, liệt dương có thể phân làm 2 loại: nguyên phát và thứ phát. Nguyên phát là từ khi lớn lên chưa hề có dương vật cương và phóng tinh do suy sinh dục từ tuổi dậy thì. Dương nuy thứ phát có thể phân làm loại do tổn thương thực thể và loại do rối loạn chức năng. Loại do tổn thương thực thể thường thứ phát của các bệnh tim, phổi, thận, não, do các bệnh nội tiết như bệnh cường giáp, bệnh của tuyến thùy, tuyến thượng thận, bệnh của tinh hoàn, tiểu đường do các bệnh viêm nhiễm như viêm tuyến tiền liệt, viêm niệu đạo, dây tinh hoàn (do quai bị) viêm chất xốp dương vật. Liệt dương còn có thể do chấn thương ngoại khoa, bệnh cột sống, nhiễm độc thuốc… Người ta phát hiện bệnh có thể do nhiễm mỡ xơ mạch của phân nhánh hố chậu của động mạch chủ. Đặc điểm lâm sàng của liệt dương do tổn thương thực thể là bệnh nặng dần, không có hiện tượng cương dương vật vào lúc sáng sớm hoặc cương bất kỳ. Loại do rối loạn chức năng thường do yếu tố tâm thần (mà Y học cổ truyền gọi là nguyên nhân “thất tình” như tình cảm lạnh nhạt, buồn phiền, kinh sợ, lo lắng hoặc không tha thiết về tình dục. Đặc điểm của loại bệnh này là sáng dậy dương vật có cương hoặc lúc cương lúc không có thể trị bằngtâm lý liệu phương lúc không, có thể trị khỏi bằng ám thị liệu pháp, thuốc nam châm cứu.
B – CHẨN ĐOÁN:
Cần chú ý:
– Hỏi kỹ tiền sử bệnh, cá tính, sinh hoạt của bệnh nhân: tình hình cương cứng của dương vật và sinh hoạt tình dục của bệnh nhân.
– Kiểm tra lượng testosterone trong máu (nếu có điều kiện).
-
Nguyên nhân:
Theo y học cổ truyền, nguyên nhân có nhiều cơ sở bệnh lý, có thể qui nạp chủ yếu là: Thận hư, thấp nhiệt, khí trệ, huyết ứ.
– Thận hư : Bao gồm khí huyết bất túc, nặng thì mệnh môn hóa suy…
– Thấp nhiệt: Thường do ăn nhiều thức ăn béo ngot, hoặc nghiện rượu sinh thấp sinh nhiệt, hoặc gặp trong những trường hợp viêm nhiễm.
– Khí trệ: Do tình chí bất thường gây nên can khí uất, can tàng huyết chủ cân, mạch lạc dẫn tới dương vật, khí uất làm cho mạch lạc không thông, dương vật ít được nuôi dưỡng sinh dương nuy.
– Huyết ứ: Cũng gây hậu quả như khí trệ. Khí trệ cũng dẫn đến huyết ứ.
ĐIỀU TRỊ.
- Biện chứng luận trị:
-
Thận hư:
- Triệu chứng chính: Mệt mỏi, đau lưng mỏi gội, sắc mặt tái xam, hoa mắt ù tai, hoạt tinh tảo hach trầm nhỏ. Lưỡi bều dấu răng, mạch trâm nhỏ.
– Phép trị: Ích Thận cố tinh, bổ khí huyết.
– Bài thuốc: Tả Qui hoàn: (Thục địa, Hoài sơn, Câu kỷ tử, Ngưu tất, Lộc giacs giao, Quy bản)trường hợp chân tay lạnh, dương hư gia Hải mã, Hải cẩu thận, Tien linh Tỳ, Nhục dung….
-
Thấp nhiệt:
– Triệu chứng chính: Bụng dưới đau âm. tiểu vàng, hoặc âm nang lở ngứa, mạch trầm sác, lưỡi đỏ rêu vàng, lâm sàng phần lớn có triệu – viêm nhiễm.
– Phép trị: Thanh nhiệt lợi thấp.
– Bài thuốc: Trị bá địa hoàng hoàn gia Thỏ ty tử, Tiên linh tỳ, Ích trí nhân.
-
Khi trệ:
. Triệu chứng chính: Tinh thần bứt rứt, ngực sườn đầy tức, tính tình nóng nảy, mạch huyền, rìa lưỡi đỏ có khi đỏ tím.
– Phép trị: Thư can giải uất.
– Bài thuốc: Đạt bất thang (Thăng ma, Sài hồ, Xuyên khung. Hương phụ, Tang bạch bì, Bạch tật lê) gia Câu kỷ tử, Ba kích thiên, Bổ cốt chi dưỡng can, ích thận.
-
Huyết ứ:
– Triệu chứng chính: Sắc mặt sạm, môi tím, lưỡi có điểm ứ huyết hoặc lưỡi tía tím, mạch sáp.
– Phép trị: Hoạt huyết hóa ứ, kiêm hành khí.
– Bài thuốc: Huyết phủ trục ứ thang (Đương qui, Sinh địa, Xuyên khung, Xích thược, Đào ở hoa, Chỉ xác, Sài hồ, Cát cánh, Xuyên Cam thảo gia Hạt hẹ, Dâm dương hoắc đe
dương.
* Điều trị bằng châm cứu:
Huyệt chính: Quan nguyên, Thận du, Tam âm giao.
Huyệt gia giảm:
+ Tâm tỳ hư: Tâm du, Nội quan, Tỳ du, Tútam lý.
+ Mệnh môn suy: Mệnh môn, Trung cực (cứu).
+ Thấp nhiệt: Bàng quang du, Âm lăng tuyến. Châm và cứu các huyệt trên.
Theo Gs.Ts Trần Văn Kỳ.