liệt dương
                            liệt dương

 

1.  Tây Y:

Bệnh liệt dương (còn gọi chứng bất lực) là hiện tượng rối loạn chức năng tình dục ở nam giới, bệnh khiến dương vật không thể cương cứng hoặc có cương nhưng không đủ độ cứng để tiến hành giao hợp. Liệt dương còn là hiện tượng dương vật bị mềm sớm trước khi xuất tinh. Nam giới thiếu cảm hứng tình dục, không xuất tinh, xuất tinh sớm hoặc mất cực khoái. Độ cương cứng của dương vật không đủ điều kiện để tiến hành cuộc giao hợp một cách trọn vẹn. Do đó, cả nam giới và “đối tác” đều không có được những cảm hứng cần thiết và cực khoái khi quan hệ.Liệt dương không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản và sinh lý ở nam giới. ( theo http://www.benhvienphusanhaiphong.vn) 

2. Đông Y: Có các bệnh danh sau: Dương nuy bất cử, Hành nuy, Nuy dương bất chấn, Dương sự bất cử, Âm dương nuy nhược, Âm khí bất dụng….. Thời nhà Minh, Trương Giới Tân trong sách ” Cảnh Nhạc toàn thư – mục: Nuy chứng môn” viết: ” Nam giới Thận suy, tuổi cao, tuy có ham muốn. Nhưng Âm Hành không thể cương lên được, để tiến hành giao hợp, hoặc Âm hành tuy cương lên được nhưng không kéo dài đủ lâu để hoàn thành cuộc giao hợp. Nam tính chức năng bị chướng ngại. Liệt Dương, là mềm yếu. Dương Vật như thảo mộc bị khô héo, không cử động được. Biểu hiện có 3 loại:

1- Không có cảm xúc, không cương cứng lên được.

 

2- Có hưng phấn, nhưng không cương cứng lên được.

 

3- Có hưng phấn, có cương lên đực nhưng khi giao hợp thì lại sìu xuống.


  – Nguyên nhân là do: Tinh Dục quá độ, Rượu Bia quá độ, Tinh thần uất ức, căng thẳng kéo dài,  Đái tháo đường, người cao tuổi, thuốc, hóa chất, tổn thương vùng Thắt Lưng…Là những nguyên nhân ảnh hưởng đến Dương sự. Các bệnh sử phức tạp như Xuất Tinh sớm kéo dài về sau cũng là kế phát thành Liệt Dương, Liệt Dương kéo dài không được điều trị sẽ dẫn đến bệnh ngày càng trầm trọng. Nghiên cứu tại Trung Quốc cho thấy 90% của bệnh này có yếu tố tinh thần hoặc tâm lý ảnh hưởng đến, 30-50% là do yếu tố Thể chất. Nhưng thường là phối hợp cả 2 yếu tố Thể chất và Tinh thần. Theo sách ” Trư bệnh nguyên hậu luận” nói:” Thận khai khướu ra Dương sự, nếu Thận bị hư tổn thì không nuôi dưỡng được Dương Sự, cho nên nuy nhược”. “Cảnh Nhạc toàn thư” viết:” Nam Tử Dương suy, là do Mệnh Môn hỏa suy, Tinh khí hư lạnh(Tinh lạnh); hoặc do thất tình lao nhọc, làm tổn thương Dương khí……nhân đó mà Thấp nhiệt nội thịnh, dẫn đến Tông Cân thõng ra mà thành Liệt Dương”, ” Người thường hay gặp việc hoảng sợ, thấy vật thất kinh…làm cho Dương khí hạ, mà Dương đạo bị liệt”.
 Đông Y nhân thức rằng, bản bệnh là do: Can khí uất kết, Quyết Âm khí trệ; Can Đởm thấp nhiệt, Tôn Cân thõng ra; Sợ qua hại Thận làm Tinh khí suy nhược; Mệnh Môn hỏa suy, ôn chiếu vô lực; do Tiên thiên Can Thận Tinh huyết bất túc, Âm Vật nhỏ bé.
 Sách ” Lâm chứng chỉ nam y án” viết:” Có uất tổn sinh dương, tất phải theo Đởm Trị. Trong 11 kinh mạch thì sự quyết đoàn đều ở Đởm, lại nói Thiếu Âm chủ về khu (cốt quay). Nếu Đởm khí trở ngại không thư xướng, không phải là uất chứng hay sao? Có bệnh thấp nhiệ , Tông Cân thỏng ra mà không cương cứng lên được. Điều trị dùng các vị đắng, cứng Âm, đạm thấm để trừ thấp, thấp khứ thì nhiệt thanh, mà bệnh thoái lui”.
Chẩn đoán Liệt dương căn cứ vào:

– Bệnh sử.


– Thể trạng mà trọng điểm là kiểm tra bộ phận Sinh Dục: Tinh Hoàn to hay nhỏ, mật độ; kiểm tra Dương Vât xem có dị dạng không, có bất thường không; kiểm tra niệu đạo, đầu sáo, hệ mạch xem có huyết khối không; Kiểm tra Trực tràng, Hậu Môn xem có bất thường gì không;kiểm tra hệ thần kinh ngoại vi khu vực Tiểu khung; xét nghiệm nước Tiểu; kiểm tra Tiền Liệt Tuyến; kiểm tra nội tiết.
Châm cứu chữa liệt dương theo các phương sau:

1-Châm cứu các huyệt: 
Thận du, Mệnh môn, Quan nguyên, Bát liêu, Tam âm giao, Túc tam lý. Mỗi ngày chọn 3-5 huyệt, dùng hào châm, bổ pháp.

Nhĩ châm chữa Liệt Dương gồm: Tinh Cung, Sinh Dục, Cao hoàn, Nội tiết.
Mỗi ngày 2-3 huyệt, lưu 3-15 phút.

2- Khí công dưỡng sinh.

 

3- Chế độ ăn uống hợp lý theo bệnh.


 
 Theo sách: ” Trung Hoa tính Y học tự điển” NXB: Bắc Kinh-Giang Tây khoa học xuất bản xã.

 

Bài trướcKINH NGHIỆM CHÂM CỨU CHỮA TRĨ NỘI VÀ TRĨ NGOẠI
Bài tiếp theoCHÂM CỨU CHỮA BẾ KINH

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.