Tòng âm dương tắc sinh, nghịch chi tắc tử, tòng chỉ tắc trị, nghịch chi tắc loạn, phản thuận vi nghịch, thị vị nội cách(1). Thị cố thánh nhân bất trị dĩ bệnh trị vị bệnh, bất trị dĩ loạn trị vị loạn, thử chỉ vị dã. Phù bệnh dĩ thành nhi hậu dược chi, loạn dỉ thành nhi hậu trị chỉ, thí do(2> khát nhi xuyên tỉnhí3),đấu nhi chú chùy14’, bất diệc vãn hồ.
(Tô’ vấn : Tứ khí điều thần luận)
c- DỊCH NGHĨA NGUYÊN VĂN :
Thuận theo quỵ luật tiêu trưởng của âm dương thì sông, làm trái lại là chết, thuận theo quy luật sẽ bình ổn, nghịch lại thì sẽ rối loạn, một khi cơ năng bên trong cơ thể bị đảo ngược biến thuận thành nghịch, không thích ứng với thời tiết bốn mùa bên ngoài, đó gọi là nội cách. Cho nên,
bậc thánh nhân không chờ khi có bệnh mới trị, mà là lo trị trước khi chưa bệnh, không đợi khi có loạn mới dẹp, mà là lo bình ổn khi chưa có loạn. Ý nghĩa của câu nói chính là thế. Nếu ta để mắc phải bệnh mới thuốc thang điều trị, đợi khi có loạn mới lo đánh dẹp, đó chẳng khác gì đợi khi khát mới lo đào giếng, đợi lúc có chiến loạn mới lo đúc rèn binh khí, như vậy chẳng phải đã quá trễ rồi ư ?
D-CHÚ THÍCH :
(1) Nội cách: Cơ năng sinh lý của cơ thể không thích ứng với thời lệnh bôn mùa ở bên ngoài.
(2) Thí do :Thí dụ như chẳng khác gì.
(3) Khát nhi xuyên tỉnh: Xuyên tỉnh là đào giếng. Ý nói đợi khát nước mới đào giếng.
(4) Đẩu nhi chú chùy (11 ) : Đâu có nghĩa là đánh giặc.
Chủ là đúc rèn, chùy là loại binh khí loại dùi sắt nhọn. Ý nói đợi lúc có chiến loạn mới lo đúc rèn binh khí.
E-LỜI BÀN :
Đoạn kinh văn này nêu bật được luận điểm phòng bệnh hơn chữa bệnh, giúp cho người đời sau phát huy hơn nữa tư tưởng y học dự phòng, tức phòng tránh trước khi bệnh,sớm trị liệu khi đã bệnh và phòng bị trước mọi khả năng của bệnh biến.