TRÁNH THÓI HƯ TẬT XẤU

TRÁNH THÓI HƯ TẬT XẤU
TRÁNH THÓI HƯ TẬT XẤU

A- NGUYÊN VĂN :

Ngủ laol)sở thương : cửu thị(2)thương huyết, cửu ngọa(3) thương khí, cửu tọa4)thương nhục, cửu lập(5)thương cốt, cửu hành(6)thương cân, thị

vị ngũ lao sở thương.

(Tô’ vấn : Tuyên minh ngũ khí thiên)

C- DỊCH NGHĨA NGUYÊN VĂN :

Năm chứng do lao lực quá độ làm tổn thương tinh khí của ngũ tạng : Chăm chú nhìn quá lâu hại cho tinh huyết, nằm ngủ quá lâu hại cho dương khí, ngồi yên quá lâu máu không lưu thông hại cho cơ nhục, đứng quá lâu khiến lưng gối và thận mỏi mệt hại cho xương, đi bộ quá lâu cân mạch mòn mỏi hại cho gân. Đây gọi là “Ngũ lao sở thương”.

D- CHÚ THÍCH :

(1)  Ngũ lao: Năm chứng lao lực    quá độ bị thương tổn.

(2) Cửu thị : Chăm chú nhìn quá    lâu.

(3) Cửu ngọa: Nằm ngủ quá lâu.

(4) Cửu tọa : Ngồi yên quá lâu.

(5) Cửu lập: Đứng yên quá lâu.

(6) Cửu hành: Đi bộ quá lâu.

 ĂN UỐNG CÓ ĐIÊU ĐỘ

A- NGUYÊN VĂN :

Âm(1)chi sở sinh, bản tại ngủ vị(2), âm chi

ngủ cung(3), thương tại ngũ vị. Thị cố vị quá vu toan, can khí dĩ tân(4), tỳ khí nãi tuyệt(5). VỊ quá vu hàm, đại cô’t khí ỉao(6),đoản cơ, tâm khí ức. VỊ quá vu cam, tâm khí suyễn mãn, sắc hắc, thận khí bất hoành7). VỊ quá vu khổ, tỳ khí bất nhu, vị khí nãi hậu(8). VỊ quá vu tân, cân mạch tự thỉ(9), tỉnh thần nãi ương10).

(Tô’ vấn : Sinh khí thông thiên luận)

C-DỊCH NGHĨA NGUYÊN VĂN:

Âm tinh được sản sinh bắt nguồn từ ẩm thực ngũ vị, ngũ tạng nơi tàng trữ âm tinh cũng có thể bị thương do ăn uống vào ngũ vị. Cho nên ăn vị quá chua, can khí quá thịnh, can mộc khắc tỳ thổ, làm cho tỳ khí suy kiệt. Ăn vị quá mặn thì hại thận, nên xương cốt bị tổn thương, thận thủy quay lại hiếp tỳ thổ nên cơ bắp bị teo, thận thủy khắc tâm hỏa, khiến cho tâm khí bị uất. Ăn vị quá ngọt hại cho tỳ, tỳ thổ khí trệ lấn tâm, khiến cho thượng tiêu ngực đầy, khí

suyễn, tỳ thổ thắng, thận thủy bệnh, người có sắc mặt đen sạm, bên trong thận khí mất cân bằng. Ăn vị quá đắng thì hại cho tỳ, vì vị khổ thuộc hỏa, hỏa vượng khiến tỳ thổ táo mà không nhuận, vị táo thì khí bị đình trệ, sinh bệnh trướng mãn. Ăn vị quá cay thì hại cho phế, phế kim vượng khắc can mộc, can chủ cân mạch, can bệnh khiến cân mạch mềm nhủn dãn ra, vị cay khí tán, nên cũng có hại cho tinh thần.

D- CHÚ THÍCH :

(1) Âm : Chỉ âm tinh, chất dinh dưỡng tinh vi.

(2)  Ngũ vị VỊ toan, khổ, cam, tân, hàm, tức vị chua, đắng, ngọt, cay, mặn của thức ăn. Ớ đây chỉ thức ăn.

(3) Âm chi ngũ cung: Ngũ cung chỉ ngũ tạng, nơi tàng trữ âm tinh, tức là tâm, can, tỳ, phế, thận.

(4) Can khí dĩ tân:  Tân có nghĩa là tràn đầy, quá thịnh. Ý nói can khí quá thịnh.

(5) Tỳ khí nãi tuyệt: Tỳ khí bị suy kiệt.

(6) Đại côt khí lao : Đại cốt là chỉ xương cốt. Khí lao có nghĩa là tổn thương. Ý nói xương cốt bị tổn thương.

(7)  Thận khí bất hoành: Bất hoành, là mất cân bằng. Ý nói thận khí mất cân bằng.

(8) VỊ khí nãi hậu : Chữ hậu không phải nghĩa dày, mà là chỉ trướng đầy Ý nói dạ dày vì quá táo, khí trệ trướng đầy.

(9) Cân mạch tự thỉ: Chữ tự có nghĩa là đất trũng thấp ướt, mềm nhũn, thỉ là dãn ra. Ý nói gân mạch mềm nhũn, dãn ra.

 

(1)  Nãi ương 75 Chữ ương này đồng nghĩa tai ương, tức có hại vậy.

 

TRÁNH THÓI HƯ TẬT XẤU
TRÁNH THÓI HƯ TẬT XẤU
Bài trướcPHÒNG BỆNH HƠN TRỊ BỆNH
Bài tiếp theoTHỦY HỎA VÀ KHÍ VỊ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.