Triệu chứng lâm sàng của viêm dạ dày cấp tính

Triệu chứng lâm sàng của viêm dạ dày cấp tính liên quan đến loại hình và nguyên nhân bệnh.Viêm dạ dày cấp tính

  1. Viêm dạ dày đơn thuần, cấp tính: Nguyên nhân có rất nhiều. Phát bệnh của bệnh này phần nhiều là nhanh chóng cấp tốc. Chủ yếu bụng trên có biểu hiện thấy khó chịu, đau đớn, chán ăn, buồn nôn và nôn v.v… Người do nhiễm cảm gây ra, thường kèm theo viêm ruột cấp tính mà đi lỏng, đau quanh rốn. Người nặng có thể bị sốt, mất nước, trong vị toan có độc tố, thậm chí còn bị sốc.
  2. Viêm dạ dày rữa nát cấp tính: Là do nhân tố từ nguồn bên trong hay bên ngoài làm máu ở niêm mạc chảy ít, hoặc cơ chế phòng ngự bình thường của niêm mạc bị phá hỏng, cộng với vị toan và men albumin của dạ dày làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Phát bệnh của loại viêm dạ dày này tương đối nhanh. Trong quá trình phát bệnh ban đầu xuất hiện đường tiêu hóa trên đột xuất bị chảy máu, biểu hiện nôn ra máu hay đi phân đen. Phần lớn chảy máu có thể gây ra sốc và thiếu máu. Trong vòng phát bệnh 24 đến 48 tiếng nội soi dạ dày ở buồng cấp cứu có thể thấy rữa nát niêm mạc dạ dày, bị chảy máu, hoặc loét cạn, nhất là ở phần dạ dày.
  3. Viêm dạ dày ăn mòn cấp tính: Là do uống các loại có axit mạnh, kiềm mạnh hoặc các chất ăn mòn khác mà gây ra. Sau khi uống loại thuốc ăn mòn, xuất hiện triệu chứng ban đầu thấy đau ở vòm họng, cuống họng, tức sau lưng, và đau mạnh ở bụng giữa và trên. Thường thấy nuốt khó, nhiều lần buồn nôn, mửa. Người bị nặng nôn ra máu, choáng váng và sốc.
  4. Viêm dạ dày làm mủ cấp tính: ít thấy trên lâm sàng. Biểu hiện chính trên lâm sàng là bệnh bại huyết toàn thân, và viêm phúc mô cấp tính, còn có thể bị thủng dạ dày, mưng mủ ở gan v.v…

Phân biệt chẩn đoán viêm dạ dày cấp tính

Về lâm sàng mà nói, đa số viêm dạ dày cấp tính phát bệnh tương đối nhanh, mà triệu chứng nặng nhẹ không giống nhau. Nhưng cần phân biệt với các bệnh dưới:

  1. Viêm ruột thừa cấp tính: Thường thời kỳ đầu thấy bụng trên đau, buồn nôn, nôn mửa. Nhưng theo tiến triển của bệnh tình, đau chuyển dần xuống phía dưới bụng bên phải, và lại đau nén cố định, đau nẩy ngược, phần lớn kèm cả sốt. Xét nghiệm thấy tế bào trắng tăng, tế bào trắng trung tính tăng rất nhiều.
  2. Bệnh sỏi mật và viêm túi mật cấp tính: Bụng đau đi đau lại, thường đau trên bụng bên phải là chính, có thể lan đến vai phải và lưng. Khi kiểm tra chú ý mắt, da vàng, bụng trên bên phải đau nén, có thể sờ thấy túi mật sưng to. Kiểm tra siêu B giúp cho chẩn đoán tốt.
  3. Viêm tuyến tụy cấp tính: Có bệnh sử về uống rượu và đường mật bị sỏi, thấy đau bụng trên, buồn nôn. Làm xét nghiệm có men kết tủa ở nước đái, có máu, và men mỡ cao. Kiểm tra siêu B và CT có thể giúp chẩn đoán tốt.
  4. Các vấn đề khác: Thời kỳ đầu phát bệnh của viêm phôi lá to và tâm cơ bị tắc, có triệu chứng đau bụng, buồn nôn, nôn mửa với mật độ khác nhau. Nếu hỏi kỹ bệnh sử, kiểm tra sức khỏe, và kiểm tra phụ khác cần thiết, có thể dễ dàng phân biệt.
Bài trướcLoét dạ dày tá tràng và điều trị
Bài tiếp theoTại sao ợ chua, nóng tim, đau ngực, ăn cảm thấy tắc?

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.