Loét dạ dày tá tràng là loại bệnh như thế nào?

Loét dạ dày tá trànglà chỉ lớp niêm mạc dạ dày, ruột bị khuyết tổn cục bộ, có đường kính 0,3-2,5 cm, sâu đến lớp cơ của niêm mạc, và cũng có thể sâu đến lớp dưới của niêm mạc. Sau khi khỏi, thường thành vết sẹo. sở dĩ gọi là “mang tính tiêu hóa” bởi xưa kia cho rằng hình thành loét là do vị toan và men albumin dạ dày tiêu hóa bản thân niêm mạc. Thực ra vị toan và men albumin dạ dày chỉ là một trong những nguyên nhân chính để hình thành loét, ngoài ra còn nhiều nguyên nhân nữa. Đến nay vẫn chưa dùng đến tên “loét dạ dày tá tràng”.

Nguyên nhân bệnh của bệnh loét dạ dày tá tràng có thể do những nguyên nhân về sinh vật, vật lý, hóa chất. Bằng các cơ chế gây bệnh khác nhau, chúng tăng cường các nhân tố xâm nhập vào niêm mạc, làm giảm nhân tố phòng ngự của niêm mạc. Nên khi nhân tố xâm nhập vào niêm mạc của đường dạ dày, ruột vượt quá nhân tố phòng ngự thì sẽ sinh ra loét. Hiện nay người ta cho rằng xoắn khuẩn môn vị là nguyên nhân chính của đa số bệnh loét dạ dày tá tràng, đặc biệt là loét tá tràng. Nguyên nhân bệnh thường thấy đã được khẳng định là do thuốc chống viêm không phải thể steron, và ở trạng thái đối phó căng. Hai loại này có thể dẫn đến niêm mạc đường dạ dày, ruột biến bệnh với mức độ khác nhau, bao gồm loét cấp và mãn tính. Vị toan ở mức nhất định là điều kiện cần thiết của đa số gây bệnh loét dạ dày tá tràng. Số ít bệnh loét dạ dày tá tràng có thể kế phát bởi nhiễm virut v.v… Nhân tố như hút thuốc và dinh dưỡng v.v… có quan hệ nhất định để gây ra bệnh loét.

Nhân tố xâm nhập của bệnh loét dạ dày tá tràng chủ yếu gồm vị toan, men albumin dạ dày, và xoắn khuẩn HP. Ngoài ra còn do muối mật, thuốc chống viêm không phải thể steron… Nhân tố bảo vệ chủ yếu gồm miễn dịch, muối hydroxit cacbon, màng che niêm mạc v.v… Nhiễm xoắn khuẩn môn vị là nguyên nhân chính của đa số loét vị tá tràng. Quá trình gây bệnh hiện nay cho rằng do niêm mạc dạ dày bị nhiễm xoắn khuẩn môn vị, dưới tác dụng độc tính của nó xuất hiện phản ứng viêm cục bộ, chảy máu ở dạ dày nhiều, sinh ra chất ức chế, và lượng tiêt ra nước giảm, men albumin dạ dày và mức vị toan dâng cao. Tổn thương trực tiếp của vị toan đối với niêm mạc dạ dày hình thành ra loét kết hợp cùng với men albumin dạ dày tạo ra “tác dụng tiêu hóa” niêm mạc, làm cho vị toan trở thành nhân tố xâm nhập chống làm tổn thương niêm mạc. Men albumin dạ dày ở trạng thái nhiều axit có thể gây tác dụng tiêu hóa niêm mạc rất mạnh. Nó cũng được cho là một trong những nhân tố xâm nhập gây ra loét. Nên vị toan và men albumin dạ dày tăng nhiều cũng là một trong những nguyên nhân chính của bệnh loét tá tràng. Trong cơ chế phát bệnh có số ít loét dạ dày tá tràng, có thể có liên quan đến nhân tố hút thuốc, ăn uống, tâm thần, và di truyền. Nói chung phát bệnh loét tá tràng do nhân tố xâm nhập tăng là chính. Còn phát bệnh loét dạ dày do năng lực phòng ngự của niêm mạc dạ dày là chính.

Hình ảnh loét dạ dày tá tràng
Hình ảnh loét dạ dày tá tràng

Do đó những ai bị nhiễm xoắn khuẩn môn vị, những ai uống thuốc chống viêm không phải thể steron lâu dài, chất kích thích mô thương thận, thuốc giảm áp, và cả những người có lịch sử gia tộc loét do tiêu hóa, những người hút thuốc lâu ngày, những người ăn uống không điều độ, ăn to, uống lớn, những người ở khu vực núi cao, đều dễ bị loét dạ dày mang tính tiêu hóa. Đàn ông mắc bệnh nhiều hơn đàn bà, thanh niên mắc bệnh nhiều hơn người già. Có một số bệnh mãn tính như sơ gan, bệnh tật về phổi bị tắc mãn tính, nhiễm độc nước tiểu v.v…, và một số ít thấy như chứng vượt quá chức năng của tuyến giáp trạng nguyên phát, ung thư bài tiết ở dạ dày v.v…, đều có thể dễ sinh loét dạ dày tá tràng.

Tại sao có một số loét dạ dày tá tràng không có triệu chứng lâm sàng?

Người bị bệnh loét dạ dày tá tràng không có triệu chứng lâm sàng rõ rệt do khi chụp X-quang uống barie, hoặc nội soi các bệnh khác mà vô tình phát hiện ra, cũng có khi thấy chảy máu, hoặc bị thủng v.v…, thậm chí khi mổ xẻ cơ thể mới bắt đầu phát hiện. Loại loét do tiêu hóa này có thể thấy ở bất kỳ tuổi tác nào, nhưng với người già thì thường thấy nhất. Mặt khác còn thấy nhiều ở những người bệnh do uống loại thuốc chống viêm không phải thể steron gây ra loét, và những người tái phát loét do uống thuốc dự phòng điều trị kéo dài. Những người bị bệnh sau khi vết loét lành lại tái phát, có lúc cũng biểu hiện loét không có triệu chứng. Trong các văn bản được đăng có nói, trong những người bị loét dạ dày tá tràng có đến 10% không có triệu chứng rõ ràng.

Phân biệt giữa đau loét dạ dày tá tràng và đau co thắt mật.

Loét mang tính tiêu hóa, đau sỏi mật, bệnh về ông mật, đều thấy đau bụng, điều đó biểu hiện đau bụng giữa, bụng trên và phía trên bên phải. Cho nên có lúc tương đối khó phân biệt. Nhưng qua hỏi kỹ bệnh sử, kiểm tra sức khỏe, và kiểm tra hỗ trợ tương ứng, đều có thể phân biệt được. Đau do loét tiêu hóa thường đau ở bụng giữa và trên là chính, bao giờ cũng thấy đau âm ỉ, đau điển hình thì có từng cơn và có liên quan đến ăn uống. Loét tá tràng bao giờ cũng đau lúc đói, bụng rỗng, đau về ban đêm, sau khi ăn vào có bớt đi. Loét dạ dày bao giờ cũng đau lúc no. Đau loét do tiêu hóa có thể điều trị bằng thuốc cầm axit, và chất chống thiếu H2 của cơ thể (như fbmotiting v.v…), hoặc chất ức chế bơm proton (như omeruazan, lansurazon v.v…) có thể nhanh chóng giảm đau. Mặt khác có thể chẩn đoán chính xác rõ ràng bằng uống barie chụp X-quang, hoặc soi dạ dày. Đau loét do tiêu hóa khi phát bệnh không thấy rõ sốt, và tăng tế bào trắng.

Đau thắt mật có dạng quặn thắt, phần nhiều đau ở bụng trên bên phải. Trước khi phát sinh bệnh bao giờ cũng ăn thức ăn có dầu mỡ. Tính chất của nó kéo dài liên tục, thường lan tỏa đến khu bả vai. Bệnh có thể gây sốt, da và mắt vàng, lại thêm Cơn đau thắt, được gọi là “chứng tam liên Charcot”. Kiểm tra sức

khỏe thấy có dương tính Murphy. Huyết tương vòng ngoài thường có tế bào trắng, và tế bào hạt trung tính tăng. Dùng siêu B có thể phát hiện túi mật, và Ống mật kết sỏi, để chẩn đoán được chính xác. Đau thắt mật, uống thuốc cầm axit mà không đỡ đau, thì điều trị tiêu viêm hoãn giải co giật, có khi bụng đỡ đau. Có một số bệnh nhân tiến hành điều trị bằng cấp cứu phẫu thuật.

Phân biệt giữa đau loét dạ dày tá tràng và đau co thắt tim.

Loét ở phần trên và phần dưới của dạ dày có biểu hiện đau ở ngực, dễ lẫn với đau co thắt tim. Nhưng đau loét dạ dày tá tràng có tính chu kỳ, và từng cơn, uống thuốc cầm axit có thể giảm đau. Soi dạ dày có thể chẩn đoán chính xác do loét. Những người đau co thắt tim bao giờ cũng xuất phát từ động mạch vành, thường phát bệnh ở tuổi trên 40. Hút thuốc, mỡ máu cao, cao huyết áp và bệnh tiểu đường là nhân tố nguy hiểm nhất của nó. Đau vùng ngực sau thấy chèn ép, co thắt, đau âm ỉ nặng, thường kéo dài 1 đến 15 phút thì đỡ, phần nhiều từ 3 đến 5 phút. Dùng thuốc mở rộng huyết quản như ngậm viêm glycerin nitrat dưới lưỡi có thể nhanh chóng đỡ. Đau có thể lan tỏa đến bả vai và cánh tay trái. Phạm vi đau chỉ bằng nắm tay. Nhân tố dẫn đến đau co thắt tim phần lớn do mệt nhọc, ăn no, tâm tình xúc động, hoặc kìm hãm quá mức. Nhưng cũng có bệnh đau co thắt tim có tính tự phát, xuất hiện không có nguyên nhân rõ ràng. Đau co thắt tim khi phát bệnh trên điện tâm đồ phải có sự thay đổi mang tính thiếu máu.

Nhân tố ảnh hưởng đến tái phát mang tính tiêu hóa

Căn cứ theo những nghiên cứu gần đây thì tái phát loét dạ dày tá tràng có liên quan đến những nhân tố dưới đây:

a- Nhiễm xoắn khuẩn vị.- Nó không những liên quan đến phát bệnh mà còn quan hệ rất lớn đến tái phát loét dạ dày tá tràng. Có học giả đã phân tích loét dạ dày tá tràng tổng kết 700 tình huống tái phát loét tá tràng, thấy những người chưa loại bỏ tận gốc xoắn khuẩn HP, tỷ lệ tái phát loét một năm là 80%. Còn người loại bỏ tận gốc không thấy tái phát. Hiện nay mọi người đã công nhận loét dạ dày tá tràng có liên quan đến xoắn khuẩn vị, nếu chưa loại bỏ tận gốc xoắn khuẩn vị sẽ là nhân tố chính tái phát loét dạ dày tá tràng.

b- Nhân tố về thuốc.- Thuốc thường thấy có thuốc chống viêm không phải thể steron, chất kích thích mô thượng thận, v.v… Chúng vừa là nhân tố gây loét dạ dày tá tràng, còn là nhân tố tái phát nữa. Người bị bệnh loét dạ dày tá tràng nếu uống các loại thuốc nói trên có thể làm cho vết loét đã lành tái phát lại, đặc biệt là loét dạ dày.

c- Hút thuốc, uống rượu và các loại nước uống khác.- Căn cứ vào tài liệu bệnh lưu hành chứng minh, hút thuốc có thể làm tăng tái phát loét tá tràng. Có báo cáo cho biết, mỗi tôi uống 150 mg Rheunititing duy trì loét tá tràng. Quan sát 1 năm, tỷ lệ tái phát loét của người hút thuốc lá 23%, không hút thuốc là 3,3%. Khác biệt của hai nhóm rất rõ. Do đó hút thuốc là một nhân tố tái phát loét. Nghiên cứu cũng đã chứng minh, tuy uống các loại nước như rượu trắng, rượu đỏ, cà phê, coca-cola, trà v.v… đều kích thích vị toan tăng cả, nhưng chưa có tài liệu đầy đủ nào chứng minh uống rượu và các loại nước nói trên có thể làm tăng tái phát loét dạ dày tá tràng.

d- Ăn uống.- Hiện chưa có gì chứng thực những thức ăn khác nhau sẽ ảnh hưởng đến phát bệnh, hay tái phát bệnh loét dạ dày tá tràng. Nhưng phần lớn cho rằng ba bữa ăn không ổn định, và ăn to, uống nhiều là nhân tố thúc đẩy tái phát loét dạ dày tá tràng thường thấy.

đ- Nhân tố về thần kinh, tâm thần.- Hiện nay phần lớn cho rằng những người tinh thần căng thẳng, lo lắng, tâm tình không ổn định, có những bệnh tật gay go khác mà phải ở vào trạng thái đối phó căng dễ tái phát loét dạ dày mang tính tiêu hóa.

e- Mối quan hệ của thuốc chống loét khác nhau đối với tái phát loét dạ dày tá tràng. Có báo cáo nói, loét tá tràng ứng dụng H2 chữa khỏi, thì tỷ lệ tái phát của nó cao hơn người trị khỏi bằng thuốc cầm axit. Loét mang tính tiêu hóa trị khỏi bằng chất ức chế bơm proton thì tỷ lệ tái phát sẽ cao hơn người trị khỏi bằng ứng dụng chất chống thiếu H2 của cơ thể mà còn tái phát sau khi dừng thuốc không lâu. Chữa khỏi loét tá tràng bằng chất Baroe, tỷ lệ tái phát thấp, tỷ lệ tái phát chỉ có 37%/ năm.

Làm thế nào để phòng tái phát loét dạ dày tá tràng?

Loét mang tính tiêu hóa là loại bệnh mãn tính. Người bị bệnh thế nào cũng kéo dài nhiều năm. Có người cho rằng quá trình tự nhiên của bệnh loét dạ dày tá tràng là 8 đến 15 năm. về mặt lâm sàng xem hoạt động loét dạ dày tá tràng phát bệnh, cho dù không ứng dụng thuốc chống viêm, không bị lây bệnh nào, thì người bệnh cũng sẽ tự khỏi. Theo thống kê thời gian tự khỏi tương đối dài, phải trên 3 tháng. Sau khi tự khỏi, cách một thời gian lại xuất hiện loét và triệu chứng tương ứng. Cứ như thế tái đi phát lại thời gian giãn cách dài ngắn khác nhau, có khi mấy năm tái phát lại một lần, cũng có khi một năm tái phát một lần hay nhiều hơn. Cái này gọi là tái phát loét dạ dày tá tràng. Hiện nay đã có thuốc tốt hiệu quả để chống loét dạ dày tá tràng, làm chứng loét có thể nhanh chóng mất đi, giảm bớt chứng lây của bệnh, từ 4 đến 6 tuần vết loét có thể thành sẹo, có thể nói là đã trị khỏi, nhưng đáng tiếc sau khi dừng uống thuốc chống loét thì người bệnh lại có triệu chứng lâm sàng, qua kiểm tra nội soi thấy có loét. Do đó thuốc chống loét có hiệu quả vẫn không thể đề phòng tái phát loét dạ dày tá tràng.

Theo những tư liệu liên quan nghiên cứu chứng minh, sau khi loét tá tràng khỏi, tỷ lệ hàng năm tái phát cao từ 50 đến 80%, bình quân là 70. Có 30 đến 43% người loét tá tràng hàng năm tái phát 1 lần. Có 16 đến 30% hàng năm tái phát 2 lần. Có 3 đến 5,6%, hàng năm tái phát 3 lần hoặc trên 3 lần. Tình hình tái phát của loét dạ dày đại để cũng giống như loét tá tràng. Có khoảng một nửa đến 2/3 người bị loét dạ dày sau khi khỏi, sau hai năm tái phát lại. Do đó vấn đề tái phát loét dạ dày tá tràng đang là vấn đề nóng bỏng y học cần nghiên cứu.

Thuốc điều trị để phòng tái phát loét dạ dày tá tràng

Ngoài nhân tố liên quan đến tránh tái phát loét dạ dày tá tràng ra, còn ứng dụng thuốc thế nào để phòng tái loét là vấn đề nóng về điều trị loét dạ dày tá tràng. Trước đây tuy đã có thuốc có thể làm cho loét chóng lành, nhưng ứng dụng thuốc thế nào để phòng tái phát loét, chưa thấy có kinh nghiệm nào thành công được giới thiệu. Mãi đến những năm 70 của thế kỷ 20 chất chống thiếu H2 của cơ thể ra đời, đến đầu những năm 80 mới dùng thành công thuốc để đề phòng tái phát loét dạ dày tá tràng. Đầu tiên có rheunititing, famotiting, nizatiting v.v…, gần đây lại đưa ra chất ức chế bơm proton, như omerazon, lansorazon v.v… điều trị. Các loại thuốc nói trên đều có hiệu quả đối với đề phòng tái phát loét. Cụ thể có mấy phương pháp:

a- Trị liệu gián cách.- Sau khi loét dạ dày tá tràng đã lành có thể dừng thuốc để quan sát, nếu tái phát lại tiếp tục điều trị chống loét chính quy từ 4 đến 6 tuần. Nếu loét tái phát theo quy luật tiết mùa, thì uống thuốc theo mùa phát.

b- Trị liệu theo tự khống chế triệu chứng,- Khi loét dạ dày tá tràng xuất hiện triệu chứng lâm sàng, uống toàn lượng thuốc chống loét cho đến khi triệu chứng mất đi thì dừng uống thuốc. Mục đích của phương pháp này là ở không chế triệu chứng, chờ cho loét tự khỏi. Ưu điểm tốn ít thuốc, phí tổn ít. Nhưng do loét tự khỏi chậm, nên chỉ hợp với loét tá tràng không bị lây bệnh khác.

c- Duy trì thuốc trị liệu.- Sau khi loét đã khỏi, mỗi ngày dùng nửa lượng thuốc để duy trì trị liệu. Duy trì trị liệu từ 1 đến 2 năm gọi là duy trì trị liệu ngắn hạn. Duy trì trị liệu từ 5 đến 6 năm gọi là duy trì trị liệu dài hạn.

d- Duy trì loại bỏ tận gốc xoắn khuẩn HP có thể đề phòng được tái phát loét dạ dày tá tràng.

Điều trị loét dạ dày tá tràng, nếu dạ dày không đau nữa dừng thuốc có được không?

Người bị loét dạ dày tá tràng có khoảng 90% thấy đau bụng, đau đớn đã làm cho bệnh nhân khổ sở. Vì thế cũng trở thành mục đích đầu tiên trị loét. Nhưng điều trị loét không chỉ để giải thoát nỗi đau

mà quan trọng hơn là làm lành vết loét, để phòng triệu chứng khác phát sinh và tái phát, uống thuốc tuy đã thấy hết đau, nhưng vết loét chưa lành. Do đó dùng thuốc sớm sẽ ảnh hưởng đến chất lượng lành của vết loét, dễ bị tái phát và sinh các triệu chứng khác. Đặc biệt thuốc chống axit nhiều kiềm do tác dụng trung hòa vị toan của nó sẽ nhanh chóng giảm đau. Nhưng không thể vì dạ dày hết đau mà dừng thuốc, phải căn cứ vào liệu trình tiêu chuẩn để điều trị.

Bất cứ điều trị hiệu quả nào về loét dạ dày tá tràng đa phần phải từ 4-6 tuần vết loét mới lành. Rất ít trường hợp điều trị 4-8 tuần mà không lành. Lúc đó có thể kéo dài 1, 2 tuần nữa. Liệu trình của loét dạ dày hơi khác với loét tá tràng. Thường liệu trình điều trị loét dạ dày dài hơn 2 tuần so với loét tá tràng.

Nguyên tắc chọn thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng.

Thuốc điều trị bệnh loét dạ dày tá tràng phát triển tương đối nhanh, chủng loại nhiều. Khi điều trị cần chọn dùng thuốc hiệu quả giảm đau tốt, chóng lành loét, ít ảnh hưởng xấu, dừng thuốc sẽ không tái phát, giá cả rẻ là chính. Chất chống thiếu H2 của cơ thể có thể là thuốc chọn đầu tiên điều trị loét dạ dày, tá tràng. Đối với bệnh nhân có kèm vi khuẩn HP thì phải điều trị loại bỏ tận gốc vi khuẩn HP. Tuy loét dạ dày và tá tràng đều thuộc bệnh mang tính chất tiêu hóa, nhưng về bài tiết vị toan, thì cái sau phần nhiều vượt quá bình thường, còn cái trước ở vào trạng thái bình thường, hay thấp hơn bình thường. Do đó về mặt điều trị loét dạ dày cần chọn loại thuốc tăng sức đề kháng cho niêm mạc dạ dày. Đặc biệt những bệnh nhân đã uống thuốc chống viêm không phải thể steron, có lợi cho chóng lành vết loét dạ dày.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.