Thế nào là viêm dạ dày trào ngược dịch mật?

Viêm dạ dày trào ngược dịch mật tương đối hay thấy trên lâm sàng. Viêm dạ dày trào ngược dịch mật là bệnh mang chứng viêm do mật trong túi mật tiết ra ở tá tràng trộn lẫn với dịch khác ở ruột, qua môn vị chảy ngược vào dạ dày, kích thích niêm mạc dạ dày mà sinh bệnh. Nguyên nhân bệnh chủ yếu là do sau khi cắt bỏ dạ dày nối với hỗng tràng, cùng chức năng của môn vị thất thường, và bệnh tật ở đường mật mãn tính gây ra.

Triệu chứng lâm sàng của viêm dạ dày trào ngược dịch mật không có gì đặc biệt. Người bệnh thường có cảm giác khó chịu và no căng ở dạ dày. Thường sau khi cơm xong nặng hơn, hoặc thấy đau dạ dày, hay thấy lạnh ở dạ dày, có thể kèm căng bụng , khí ấm, ợ chua, nóng tim, buồn nôn, nôn mửa, sôi bụng, đại tiện khó v.v… Nếu nghiêm trọng còn có thể chảy máu dạ dày, biểu hiện nôn ra máu, hoặc đại tiện phân đen (giống như nhựa đường), và đại tiện lẫn máu thí nghiệm có dương tính v.v… Nôn mửa có mật là biểu hiện mang tính đặc trưng. Do dạ dày bài tiết hết bị gặp trở ngại, phần lớn nôn mửa vào buổi tối hay nửa đêm. Vật nôn mửa ra có thức ăn, thi thoảng lẫn ít máu. Do triệu chứng sợ, sau khi ăn cảm thấy đau hơn, người bệnh ăn ít, sinh ra biểu hiện thiếu máu, gầy còm, dinh dưỡng không tốt và đi ngoài.

viêm dạ dày trào ngược dịch mật
viêm dạ dày trào ngược dịch mật

Viêm dạ dày trào ngược dịch mật hình thành như thế nào? Vì sao mà mật lại đến được dạ dày?

Chúng ta đều biết, trường hợp bình thường cửa môn vị dạ dày co thắt, đóng lại. Khi thức ăn trong dạ dày qua nhu động dạ dày bài tiết vào tá tràng, cửa môn vị giãn nở ra. Sau khi thức ăn bài tiết hết, thì cửa môn vị lại co thắt, đóng lại. Nhờ thế có thể đề phòng mật trào ngược vào dạ dày. Nhưng khi xuất hiện tình hình dưới đây, như sau khi phẫu thuật cắt bỏ một phần dạ dày, cắt bỏ dây thần kinh số 10 và thành hình môn vị mới, sau khi nối ruột và dạ dày, tiến hành phẫu thuật chọn bỏ túi mật, cửa môn vị bẩm sinh đóng không tốt, và các bệnh tật về dạ dày và tá tràng v.v…, có thể làm hỏng tác dụng “đóng van” của cửa môn vị, cho nên có thể sinh ra mật trào ngược. Trên lâm sàng phần lớn viêm dạ dày trào ngược dịch mật thấy ở người bệnh loét hành tá tràng. Lúc này vận động nhịp nhàng của tá tràng và hốc dạ dày mang tính sinh lý có thể bị phá hỏng hoặc do bị bệnh ở hành tá tràng dẫn đến trào ngược mang tính máy móc. Tất cả đều có thể phá hỏng niêm mạc ở hốc dạ dày.

Mật trào ngược làm thế nào gây ra tổn thương niêm mạc, và viêm dạ dày? Khi mật trào ngược, các thành phần trong dịch tá tràng, như mật (trong đó có axit cholic), men tụy, và mỡ phosphor v.v… có thể phá hỏng tác dụng màng che niêm mạc dạ dày. Trong đó axit cholic có thể hòa tan dịch nhờn trong dạ dày (dịch nhờn có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày) và phá hỏng mô ngoài của niêm mạc. Như thế dẫn đến axit cholic kích thích trực tiếp vào niêm mạc dạ dày, làm cho nó tổn thương. Nước mật vào trong dạ dày có thể kích thích sống chất mỡ phosphor A, làm cho mỡ phosphor tan trong máu, phá hoại màng tế bào. Mặt khác khi dịch tá tràng kiềm tính trung hòa với dịch dạ dày axit tính, trị pH ở hốc dạ dày (độ axit kiềm) gần với trung tính, có thể kích sống men tụy, dẫn đến tổn thương niêm mạc dạ dày. Mặt khác, sau khi cắt túi mật, tỷ lệ sinh bệnh viêm dạ dày trào ngược dịch mật cũng tăng lên (có báo cáo nói 60% người mắc bệnh này bị cắt túi mật). Như thế một ngày 24 tiếng đồng hồ tá tràng luôn luôn có mật chảy vào những chỗ liên quan (trường hợp bình thường sau khi ăn xong mật định giờ vào tá tràng).

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.