Đã có rất nhiều ý kiến xung quanh việc sử dụng thuốc kích thích ăn cho trẻ. Thực chất có thuốc kích thích ăn hay không?Trong lĩnh vực dinh dưỡng và y học thì không có tên thuốc cụ thể nào dùng trị biếng ăn cho trẻ. Vì có rất nhiều nguyên nhân gây trẻ biếng ăn. Vậy, muốn trị chứng biếng ăn của trẻ thì phải tìm đúng nguyên nhân thì cho “thuốc” mới đúng bệnh.

Nguyên nhân gây biếng ăn của trẻ có thể kể tới những nguyên nhân sau:

  1. Biếng ăn do tình trạng sức khỏe hoặc môi trường có thay đổi như mọc răng, chích ngừa, thay đổi thời tiết như nóng nực, lạnh quá, ngứa, thay đổi người và môi trường chăm sóc như đi học. Tình trạng này sẽ qua nhanh và không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng rất ít đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ, “thuốc” lúc này là không cần phải can thiệp gì cả.
  2. Biếng ăn do bị bệnh.nhiễm trùng: viêm hô hấp cấp, viêm họng, viêm phế quản, rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, ngộ độc thức ăn. Trẻ đang mắc bệnh thường biếng ăn do đau đớn, do dùng nhiều thuốc gây đắng miệng, do sốt làm giảm dịch tiêu hóa nên “thuốc” lúc này là không nên ép trẻ ăn mà nên chọn những thức ăn có năng lượng cao, thơm ngon, hấp dẫn trẻ và phải chấp nhận trẻ ăn ít khi đang bị bệnh. Sau khi hết bệnh sẽ cho ăn bù.
  3. Biếng ăn do khẩu vị thức ăn không thích họp. Trường hợp này hay gặp ở trẻ ăn dặm. Trẻ thường thích ăn lạt nhưng các bà mẹ thích nêm mắm muối theo khẩu vị của mình do đó trẻ từ chối thức ăn. Vậy “thuốc” lúc này lại là hãy tìm ra sở thích của trẻ, trẻ thích ăn gì thì hãy nêm thứ đó.
  4. Biếng ăn do bị thiếu chất dinh dưỡng như thiếu máu, thiếu kẽm, thiếu vitamin thì “thuốc” lúc này là những loại thuốc được gọi là “thuốc bổ”. Tuy nhiên, không nên tự động mua thuôc vì phải biêt chính xác trẻ thiếu chất gì mà “bổ” chất đó, nếu không ta “bổ” cái trẻ không thiếu thì trẻ sẽ biếng ăn hơn. Khi uông đúng loại thuốc thì trẻ sẽ ăn ngon hơn nhung nhũng loại thuốc này cũng không gọi là “thuốc kích thích ăn” mà chỉ gọi là thuốc bổ – bổ sung Vitamin và muối khoáng – mà thôi.
  5. Biếng ăn do tâm lý. Trẻ biếng ăn do bữa ăn không vui vẻ nhu phải ăn một mình, luôn luôn bị dọa nạt, la mắng thậm chí đánh đòn làm trẻ ức chế cứ tới bữa ăn là muốn ói, không nuốt được; hoặc trẻ có cảm giác bị “ bỏ roi” như mẹ đi làm sớm, không có thời gian tiếp xúc với con; hoặc ưẻ có cảm giác được cưng chiều, bữa ăn là “công cụ” trẻ “trừng phạt hay khen thưởng người khác”. “Thuốc” lúc này là hãy quan tâm đúng mức tới trẻ, tạo một bữa ăn vui vẻ có không khí gia đình.
  6. Biếng ăn bệnh lý tức trẻ bị bệnh biếng ăn thật sự, thường được cho là cơ chế thần kinh. Bệnh nhân bị suy dinh dưỡng và không có biện pháp nào kể ưên có thể cải thiện tình trạng của trẻ. Những trẻ này cần theo dõi và điều trị trong bệnh viện.

Qua những nguyên nhân trên, ta thấy “thuốc” trị biếng ăn rất khác nhau. Không có một thuốc nào kích thích cho trẻ ăn được trong nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, có một số thuốc dùng điều trị những bệnh khác như dị ứng, nội tiết có tác dụng phụ làm cho thèm ăn. Nhưng, những tác dụng thèm ăn này sẽ không còn nếu ngưng thuốc và nếu dùng lâu dài không đúng chỉ định của bệnh chính thì sẽ có tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe của trẻ như chậm lớn, loãng xương, phù. Vì vậy khi trẻ biếng ăn, ta nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa dinh dưỡng để tìm ra giải pháp tốt nhất cho trẻ. Không nên tự động mua thuốc biếng ăn để “tiền mất, tật mang”.

Nên hay không nên cho trẻ dùng thuốc kích thích ăn uống
Nên hay không nên cho trẻ dùng thuốc kích thích ăn uống

Bé D.V.L., 11 tháng rưỡi tuổi, nhà ở thành phố Hồ Chí Minh, đến khám bệnh vì chậm lớn, hay bệnh. Cháu sinh non, cân nặng lúc sinh là 1.1kg

  • Nhưng đến nay cân nặng cũng chỉ 5,3 kg, không đạt chuẩn về cân nặng, chiều cao, tốc độ phát triển và cả tâm thần vận động nữa. Khám bệnh, bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân do chế độ dinh dưỡng không phù họp. Bé sinh non nhưng không được dinh dưỡng đặc biệt, lại cho ăn dặm muộn mãi lúc 9 tháng bằng bú bột và dùng sớm sữa cao năng lượng từ tháng thứ 10. Bé đã được khám dinh dưỡng nhiều noi, các bác sĩ đã tư vấn cho ăn thích họp nhưng người nhà chỉ quan tâm đến thuốc.

Những trẻ sinh non, đáng lưu ý là ưẻ rất nhẹ cân như trường hợp trên, thuộc nhóm “trẻ đặc biệt” do có đặc điểm: (1) Phát triển thể chất chậm. (2) Chậm trưởng thành hệ thần kinh do dễ bị đe dọa bởi những nguy cơ từ việc dinh dưỡng không đúng gây hạ đường huyết, hạ thân nhiệt, toan máu. Những trẻ này lại có sức đề kháng kém do hệ thống miễn dịch phát huy tác dụng thực sự rất kém so với trẻ đủ tháng. Ngoài ra, khả năng bú, nuốt của ưẻ cũng kém hơn ưẻ đủ tháng. Hệ tiêu hóa lại dễ tổn thương nên rất dễ bị rối loạn tiêu hóa gây suy dinh dưỡng và hạn chế tăng trưởng nếu trẻ không được nuôi ăn đúng cách. Muốn khắc phục tình trạng này các bà mẹ nên đến Bác sĩ để được tư vấn nuôi theo chế độ dinh dưỡng đặc biệt đúng cách để đảm bảo ưẻ phát triển tốt, lâu dài cả về thể lực lẫn trí lực.

Hầu như trong tất cả các gia đình, trẻ nhỏ luôn luôn được ưu tiên trong vấn đề dinh dưỡng. The nhưng, vì một số lý do mà vẫn còn một tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng. Có 3 thê suy dinh dưỡng ờ trẻ em: thê phù, thể teo đét và thể hỗn hợp; trong đó thể phù (Kwashiorkor) thường ít khi được gia đình phát hiện. Vậy suy dinh dưỡng thê phù biểu hiện như thế nào? Tại sao trẻ bị suy dinh dưỡng thể phù? Làm thê nào để phòng ngừa suy dinh dưỡng thể phù?

Biểu hiện của suy dinh dưỡng thê phù

Trẻ bị suy dinh dưỡng thể phù lúc đầu sẽ phù ở mí mắt, mặt và hai chân. Sau đó nếu không được phát hiện và xử trí, trẻ sẽ tiếp tục diễn tiến nặng hơn với phù toàn thân kèm theo tràn dịch màng bụng, màng tinh hoàn… Phù làm cho ưẻ trông có vẻ mập ra, sổ sữa và có thể tăng cân nữa, cho nên gia đình rất yên tâm khi thấy con mình bụ bẫm và càng duy trì chế độ dinh dưỡng không phù hợp cho trẻ.

Ngoài biểu hiện phù, ưè còn có roi loạn sắc tô da: nhìn chung da trẻ có vẻ loang lổ, do những chấm hoặc nốt rải rác hoặc tập trung thành từng mảng màu đỏ, nâu, đen, da khô, bong vẩy, dễ bị hăm đỏ, lờ loét.

Ngoài ra, tùy mức độ, thời gian và then điểm xảy ra suy dinh dưỡng thể phù mà mắt, xương, gan, tim, ruột, tụy, não, răng, tóc… đều có thể bị ảnh hưởng.

Tại sao trẻ bị suy dinh dưỡng thể phù?

Do trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ hoặc sữa phù hợp với lứa tuổi, mà được nuôi chủ yếu bằng nước cơm, nước cháo đường, nước cháo pha với ít sữa, bột hoặc cháo (do mất mẹ, trẻ bị bỏ rơi, khó khăn trong kinh tế gia đình, quan niệm dinh dưỡng sai lầm…) Do trẻ dứt sữa mẹ sớm và sau khi dứt sữa mẹ, thức ăn nuôi trẻ chỉ toàn là chất bột.

Làm thế nào để phòng ngừa suy dinh dưỡng thể phù?

Nuôi con bằng sữa mẹ là cách tốt nhất để phòng ngừa suy dinh dưỡng nói chung và suy dinh dưỡng thể phù ở trẻ nhỏ. Nên cho ưè bú mẹ đến khi trẻ được 2 tuổi.

Trong trường hợp trẻ không được bú mẹ, trẻ cần được nuôi dưỡng bởi loại sữa và lượng sữa phù hợp với lứa tuổi. Nếu kinh tế gia đình còn hạn chế, chỉ cần sử dụng các sản phẩm được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, nhãn hiệu có uy tín trên thị trường chứ không cần thiết sử dụng các loại sữa có giá tiền quá cao.

Chỉ nên cho trẻ ăn bột khi trẻ đủ tuổi ăn dặm (4-6 tháng tuổi). Chế độ ăn dặm phải cân đối với đủ 4 nhóm thức ăn (bột + đạm + béo + rau quả tươi)

Bé L. đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1

Ngày 14/1/2008, Bệnh viện Nhi Đồng 1 có tiếp nhận điều trị bé gái T.Th.L, 4 tháng tuổi, nhập viện vì sốt, phù và bong tróc da. Theo lời kể của mẹ bé L. thì bé sốt đã 5 – 6 ngày nay, phù khắp người và bong tróc da từ mông lan ra toàn thân, hai chân kém linh hoạt horn thường ngày. Qua thăm khám, các bác sĩ ghi nhận bé L. trong tình ưạng phù cứng và bong tróc da toàn thân, thay đổi sắc tố da, nép miệng lở loét, tiêu phân lỏng, sốt 38,5°c và chỉ nặng 4 kilogram. Chẩn đoán ban đầu cho thấy, bé L. đang trong bệnh cảnh nhiễm trùng, kèm theo bệnh lý Kwashiorkor – tức suy dinh dưỡng thể phù. Hiện L. đang được điều trị nhiễm trùng và đang theo chế độ ăn đặc biệt của Bệnh viện.

Ngày nay, suy dinh dưỡng thể phù là một thể bệnh hiếm gặp, nguyên nhân do chế độ ăn chỉ cung cấp đủ chất bột (gluxit) nhưng lại quá nghèo chất đạm (protit). Khác với suy dinh dưỡng thể teo đét, suy dinh dưỡng thể phù thường khó được phát hiện do cha mẹ thấy bé vẫn tròn trịa — mà thực chất là bé bị phù, do đó không thay đổi chế độ ăn, và vì vậy suy dinh dưỡng ngày càng trầm trọng làm cơ thể giảm sức đề kháng, dễ nhiễm trùng hơn trẻ bình thường. Trở lại với trường hợp của bé L. nói trên, mẹ bé cho biết chị đã sử dụng sữa ký không rõ nhãn hiệu cho con từ khi bé được 1 tháng tuổi và không cho con bú mẹ. Chị kể có thấy bé chậm lên cân, tiêu lỏng nhiều, nhưng vì nhìn con vẫn tròn trĩnh như các bé khác nên chị vẫn tiếp tục sử dụng sữa cho con đến nay.

Trong những năm qua, chúng tôi chỉ ghi nhận vài ca suy dinh dưỡng thể phù, và đều xảy ra ở trẻ được nuôi dưỡng không đúng cách. Vì thế, các bà mẹ nên lưu ý ché độ ăn cho các bé, trẻ dưới 6 tháng nên được bú mẹ hoàn toàn. Nêu vì lý do nào đó phải bú sữa ngoài thì nên chọn loại sữa có nhãn mác rõ ràng, có ghi thành phần dinh dưỡng và hướng dẫn sử dụng, tránh các loại sữa không rõ nguồn gốc.

 

Bài trướcChia sẻ kinh nghiệm với các mẹ có con bị lười ăn
Bài tiếp theoChế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.