ĐÔNG Y CHỮA BỆNH NAM KHOA:
NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG TIỂU TỔNG QUÁT ĐÔNG-TÂY Y
(Infections of the urinary tract)
Nhiễm khuẩn đường tiểu là danh từ chung chỉ chứng viêm nhiễm đường tiểu bao gồm bể thận, niệu đạo, bàng quang, bệnh ít khu trú ở một bộ phận nào. Tuy nhiên tùy theo vị trí tổn thương nặng hơn mà có bệnh danh tiếng như viêm bể thận (pyelonephritis) viêm bàng quang (cystitis) viêm niệu đạo (urethritis). Đặc trưng chủ yếu của bệnh là sự tăng số lượng của vi khuẩn và bạch cầu khác thường trong nước tiểu. Bệnh này không bao gồm viêm đường niệu do các bệnh hoa liễu (lậu, giang mai…).
A – NGUYÊN NHÂN BỆNH.
Vi khuẩn gây bệnh chủ yếu là vi khuẩn đường ruột, nhiều nhất là do E.Coli, Proteus, Klebsiella, cầu khuẩn đường ruột, hiếm gặp có Salmonella trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn mủ xanh, virút, nám…
– Yếu tố thuận lợi: Trẻ dưới 3 tuổi, gái, trẻ suy dinh dưỡng, dị dạng đường tiểu.
– Theo y học cổ truyền, bệnh thuộc phạm trù chứng lâm và nguyên nhân chủ yếu là do thấp nhiệt uất kết tại bàng quang. .
B – TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG.
– Tùy theo tuổi và cơ địa mà triệu chứng lâm, sàng rất khác nhau, có thể không có triệu chứng và rệt mà cũng có thể có triệu chứng nhiễm khuẩn nhiễm độc toàn thân.
– Trẻ sơ sinh: Sốt hoặc thân nhiệt giảm, kém. ăn, chậm tăng cân, vàng da, có thể có các biểu hiện nhiễm khuẩn huyết.
– Trẻ bú mẹ: Sốt, nôn tiêu chảy, lười ăn bú.
– Trẻ lớn và người lớn có triệu chứng điển hình như sốt, rét run, đau bụng hoặc vùng sườn lưng, đái buốt, đái dắt, đái dầm.
c – KIỂM TRA CẬN LÂM SÀNG.
- Xét nghiệm nước tiểu: Có giá trị xác định chẩn đoán. Phải lấy nước tiểu giữa dòng.
– Kết quả nuôi cấy vi khuẩn niệu: Số lượng khuẩn lạc/ml nước tiểu có trên 100.000 là dương tính, ít hơn 1.000 là âm tính, nếu giữa 2 số lượng trên là nghi ngờ cần kiểm tra nhiều lần.
– Kết quả soi tươi bạch cầu niệu: Soi cặn sau ly tâm, kết quả dương tính nếu bạch cầu trên 10 cái/vi trường. Soi tươi theo Webbs-Stansfeld, kết quả dương tính nếu số lượng bạch cầu trên 30 cái/mm”.
- Xét nghiệm máu: Có giá trị tham khảo .
– Công thức máu ngoại vi và tốc độ lắng máu.
– Urê, creatinin khi nghi ngờ có viêm thận be. thận. .
- Chụp thận: Trường hợp bệnh kéo dài, nghỉ ngờ có dị dạng tiết niệu.
D – CHẨN ĐOÁN VÀ PHÂN BIỆT.
– Xác định chẩn đoán: Chủ yếu dựa vào cấy và Xét nghiệm nước tiểu. Chỉ cần 1 trong 1 xet nghiệm nước tiểu dương tính.
* Chú ý các định nguyên nhân: Nhờ kết quả chụp thận, bàng quang, niệu quản để phát hiện dị dạng đường niệu, sỏi niệu, Kiểm tra kỹ các bộ phận, khác để phát hiện viêm âm đạo, viêm bao qui đâu, viêm ruột..
– Lúc có thận suy chú ý phân biệt với viêm câu thận mạn. Nếu viêm bể thận thì chức năng cô đặc của thận bị tổn thất là chính chức năng lọc ít ảnh hướng, còn viêm thận mạn thì cả 2 chức năng đều kém.
– Trường hợp bệnh kéo dài nhiều tháng đến nhiều năm là nhiễm khuẩn đường niệu mạn tính, bệnh nặng nhẹ khác nhau, sốt dao động kéo dài gây nên trẻ thiếu máu, suy dinh dưỡng, phát dục chậm. Cần chú ý có dị dạng đường niệu.
- Tiên lượng:
Nhiễm khuẩn đường niệu cấp được điều trị kịp thời phần lớn là khỏi. Sốt kéo dài khoảng 7-10 ngày ha, nước tiểu trở lại bình thường sau 2-3 tuần. Trường hợp có biến chứng suy thận (hay gặp ở tuổi dậy thì) tiên lượng thường không tốt.
E – ĐIỀU TRỊ.
1). Chế độ chăm sóc ăn uống:
– Lúc sốt và có nhiễm độc toàn thân, bệnh nhi phải được nghỉ ngơi tại giường, chăm sóc theo dõi chu đáo để xử trí các biến chứng kịp thời.
– Cho ăn chế độ lỏng, bán lỏng hoặc thường tùy theo tình hình bệnh nhưng cần đủ chất dinh dưỡng và sinh tố. Chú ý cho uống đủ nước nhất là cho tra nho.
2). Điều trị bằng y học cổ truyền dân tộc:
- Biện chứng luận trị:
– Nhiễm khuẩn đường tiểu cấp thường gặp các thể bệnh sau:
a- Can đởm uất nhiệt:
– Triệu chứng chủ yếu: Lúc sốt lúc rét ăn kém miệng đắng, nôn, bứt rứt ngực sườn đau tức, rêu lưỡi vàng trắng, mạch huyền sác.
– Phép trị: Thanh lợi can đởm hòa giải thiếu dương.
– Bài thuốc: Long đởm tả can thang gia giảm.
Long đởm thảo 2-6g, Sơn chi 3-16g, Hoàng cầm -g, Sài hồ 3g, Sinh địa 12g, Trạch tả 12g, Xa tiền sử 12g, Mộc thông 6g, Cam thảo 2-4g.
b- Trường vị thực nhiệt:
– Triệu chứng chủ yếu : Sốt cao liên tục, ra mồ môi, miệng hội khát nước uống nhiều, bụng đau táo ôn, tiểu ít đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt mạch hồng sác.
– Phép trị: Thanh nhiệt lợi niệu thông lâm.
– Bài thuốc: Đạp xích thừa khí thang gia giảm. Sinh địa 12-20g, Hoàng liên 2-4g, Hoàng bá ng, Đại hoàng 2-4g (cho sau), Mộc thông 6g, Cam ảo 4g, sắc uống. (Bài này do 2 bài Đạo xích tán bài Điều vị thừa khí thang hợp lại gia giảm).
c- Bàng quang thấp nhiệt:
– Triệu chứng chỉ về : Tiểu nhiều lần, tiểu gấp và đau bụng dưới, đau Lưng, rêu Lưỡi vàng hoặc trắng nhớt, mạch nhu sac.
-Phép tri: Thanh nhiệt tả hỏa, lợi thuỷ .
– Bài thuốc: Bát chính tán gia giảm. Biển súc, Cù mạch, Chi tử, Ngân hoa, Liên kiều, 0 dược đều 12g, Mộc thông 6g, Xa tiền tử 20g, Hoạt thạch 20g, Cam thảo 4g, tiểu đau nhiều gia Hổ phách 3-4g, Đại hoàng 6g.
3).Nhiễm khuẩn đường tiểu mạn tính thường gặp các thể bệnh sau:
a- Thận âm bắt túc kiêm thấp nhiệt:
– Triệu chứng chủ yếu: Sốt nhẹ váng đầu đau lưng ra mồ hôi trộm, môi họng khô, lưỡi đỏ không hoặc ít rêu, mạch huyền tế sác.
– Phép trị: Tư âm thanh nhiệt.
– Bài thuốc: Ngân kiều thạch hộc tán gia giảm.
Ngân hoa, Liên kiều, Thạch hộc, Đơn bì, Phục linh, Trạch tả, Sơn dược, Tri mẫu đều 10-12g, Sinh địa 20g, Hoàng bá 8g, sắc uống trong ngày.
b- Tỳ hạn lưỡng hư:
– Triệu chứng chủ yếu: Ngoài các triệu chứng trên, bệnh nhân mặt chân phù, ăn kém bụng đầy, đại tiện lỏng, người mệt mỏi. Lưỡi nhợt rêu trắng mỏng, mạch trầm tế vô lực.
– Phép trị: Điện tỳ tự thận.
– Bài thuốc: Kiện tỳ hòa vị thang hợp Trị bá bát vị hoàn gia giảm.
Đảng sâm, Bạch truật, Bạch linh, chế Cẩu tích. Trạch tả đều 12g, Cam thảo 4g, Mộc hương 4g Trần bì 6g, sắc uống cùng với viên Tri bá bát vi hoàn.
-
Bài thuốc kinh nghiệm:
Dùng đối với các bệnh nhẹ xen kẽ dùng cùng các bài thuốc trên.
– Hải kim sa, Xa tiền thảo, Bồ công anh, Rau má mỗi thứ 30-50g, sắc uống.
– Thạch vỹ, Xa tiền thảo, Bạch mao căn mỗi thứ 30-50g sắc uống thay nước chè.
– Kim tiền thảo, Kim ngân hoa, Xa tiền thảo mỗi thứ 30-50g sắc uống.
-
Châm cứu: Chọn các huyệt sau:
– Sốt cao: Đại chùy, Khúc trì.
– Co giật: Nhân trung, Thiếu thương (chích máu) Hợp cốc.
– Đái rát, đái đau: Quan nguyên, Khúc tuyền, Tam âm giao.
-
Kết hợp thuốc tây:
– Đối với những trường hợp nặng hoặc đã dùng thuốc cổ truyền không thuyên giảm nên kết hợp dùng trụ sinh hoặc sunfamit, có thể chọn dùng các oại sau:
Sulfathiazolum 0,1-0,2g/kg/ngày chia 3-4 lần ống, liều đầu lượng gấp đôi. | – Amoxilin 30-50mg/kg/ngày, uống chia 2-3 lần.
– Bactrim (Biseptol, Trimason) 36-48mg/kg/ngày ống chia 2 lần. Thời gian điều trị 7-10 ngày. – Trường hợp bệnh nhi sốt cao và có dấu hiệu êm thận bể thận nên dùng phối hợp 2 loại trụ nh:
– Ampixilin 5-7mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạc ặc nhóm tru sinh Cephalosporin (như foran, Claforan) 25-50mg/kg/ngày trong mi với trẻ trên 1 tuổi).
– Nếu có kết quả cấy vi khuẩn nên chọn trụ sinh theo kháng sinh.
F – PHÒNG BỆNH.
– Chú ý giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ và Bé đình.
– Phát hiện sớm và điều trị kịp thời các tre mắc dị tật tiết niệu.
– Điều trị tích cực các bệnh dễ gây viêm nhiễm đường tiết niệu như viêm của mình, viêm âm đạo ở bé gái, bao qui đầu (bé trai) bệnh tiêu chảy, viêm phổi.
Theo Gs.Ts Trần Văn Kỳ.