Viêm loét Cổ Tử Cung, kinh nguyệt không đều chưa bằng thuốc Nam có hiệu quả không?
Bệnh nhân:
(nữ), 35 tuổi.
Chứng bệnh:
Viêm loét cổ tử cung, kinh nguyệt không đều sau khi cắt buồng trứng cách đây ba năm, hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi, kém ăn, sụt cân, huyết trắng nhiều.
Khám:
Vọng:
Sắc mặt xanh xao, người gầy nhỏ, yếu sức.
Văn:
Tiếng nói nhỏ mệt.
Thiết:
Tay trái:
trầm tiểu.
Tay phải:
kể là quân bình.
Kết luận:
Can thận yếu lạnh
Thuốc chữa:
Hương phụ 12g
Đảng sâm 12g
Đại hội hương 12g
Rễ nhàu 12g
Phá cô’ chỉ 12g
Hoài sơn 12g
Tuần đâu uống 4 thang.
Sau tái khám, 9 tuần (6-12-78 đến 14-2-79) đều lấy đơn trên làm chủ, tùy chứng có gia giảm vài vị như Mạch môn, Hắc khương, A dao, Liên nhục.
Bệnh đã bớt nhiều, đến 7-3-79 ở nhà bị cảm đêm phải đi cấp cứu.
Sáng sau đến tái khám:
Mạch:
Tay phải trầm khẩn
Tay trái bộ xích trầm lê.
Chứng bệnh:
Trong bụng bị cảm lạnh, trùng ngoi lên cắn.
Thuốc chữa:
Tô diệp 10g
Bán hạ 8g
Hoàng câm 12g
Biển đậu 16g
Hậu phác 12g
Mía chế 10g
Trân bì 12g
Gừng sống 4 lát.
Bốn tuần sau (từ 7-3-79 đốn 23-3-79) vẫn cho y đơn trên (7-3-79) sau bỏ Hoàng cầm thay Sa nhân, thêm Xuyên khung, Bạch chỉ, Can khương.
Sau đến khám (18-4-79). Bẹnh hết, mạch tốt, bệnh nhấn đòi thuốc lên cân để ra Viện.
Thuốc:
Mạch môn 10g
Bạch chi 10g
Thiên môn 10g
Đảng sám 10g
Xuyên khung 10g
Mía chế 6g
Sài hồ 10g
Hoài sơn 10g
Cho 8 thang, uống trong hai tuần.
Ngày 2-5-79, đến tái khám.
Tinh thần đã ổn định, lên cân được 1 kg, sức khỏe tổt.
Thuốc y đơn trên 8 thang, cho ra Viện.
THẢO LUẬN
Bệnh lý:
Người gầy nhỏ sắc mặt xanh, sức yếu, tiếng nói nhỏ, mệt mỏi, kém ăn, chóng mặt, hoa mất, sụt cân, những trạng thái ấy đã thể hiện rõ cơ thể suy nhược, lại sau khi cắt buồng trứng cách đây 3 năm, người phụ nữ mà cắt buồng trứng hẳn là có sai lạc đường lưu hành thường xuyên của âm huyết và cũng có thê kém phân hứng khới cho nên kinh nguyệt không đều, nhiều huyết trắng, viêm cổ tử cung, vì đó cơ thể suy nhược thêm, cơ thể đã suy nhược, tinh thân cũng suy nhược.
Mệt mỏi kém ăn, lấy gì để sinh huyết, bới vậy thiêu máu, máu gốc ở can thận thiếu máu. can thận yếu lạnh sinh nhiều bệnh tất nhiên.
Ylý:
Mạch tay trái trầm tiểu là can thân yếu lạnh, can thận yếu lạnh thì phải ôn bổ can thận, thiếu máu để bù trả cho đúng lý. Nhưng muốn ôn bổ can thận, muốn sinh máu, đông thời cũng phải kiện tỳ và dưỡng phế. Kiện tỳ cho ăn được đế sinh cơ nhục và sinh huyết, dưỡng phê để sinh khí, đó là giúp đỡ cho phần trực tiếp bổ can thận.
Dược lý:
Đại hồi, phá cố chỉ, Hắc khương để vào tháng gây ấm can thận.
Hương phụ, Sài hồ khai uất mạnh buồng trứng, lưu thông.
Thiên mốn, Mạch môn, A dao bố phế sinh thủy dể đi với Hắc khương, Xuyên khung dẫn vào can thận sinh huyết.
Đảng sâm, Hoài sơn, Liên nhục Biển đậu không phải là thuốc kiện tỳ bổ khí hay sao?
Trần bì, Hậu phác giúp đỡ việc nêu hóa.
Tô Diệp, Bạch chỉ là thuốc giai cảm, xài thang khi bị cảm.
Tôi thiết tưởng dùng thuôc Sò sài như vậy tuy không đúng với những vị thuốc cổ nhân dùng nhưng cũng không ngoài ý nghĩa điều trị của cố nhân.
Thật vậy, như bệnh nhân đã nói tinh thần đã ổn định, cơ thể đã lên cân thì cũng cho là được.
Còn nói rằng thời gian điều tri kéo dài bới bệnh, nhân bị cảm vào lúc bệnh sẩp khỏi và mỏi tuần đùng thuốc quá ít mà kéo dài thêm 7 tuần nữa, nếu không, chỉ 7 – 8 tuần là bệnh khỏi hoàn toàn.
Lương Y Việt Cúc – Việt Hoàn