ĐÔNG Y CHỮA HỘI CHỨNG TIỀN ĐÌNH
Biện chứng Đông ỵ:
Can Thận âm hư, Can dương thượng kháng, tuỷ hải không được sung dưỡng.
Cách trị:
Tư bổ Can Thận, bình Can định huyễn.
Đơn thuốc:
Tư âm định huyễn thang.
Bài thuốc:
Trân châu mẫu 30g, Cúc hoa 10g, Sa sâm 30g, Bạch thược 24g, Câu kỷ 15g, Sơn thù 16g. sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả – lâm sàng:
Lý XX, nữ, 49 tuổi. Bị chóng mặt, lúc phát lúc không. Khi bị chóng mặt thì kèm ù tai, nôn mùa, hay chiêm bao mộng mị, mệt mỏi, miệng khô. Bệnh đã hơn 2 năm, gần đây bệnh lại phát, bệnh chứng so với trước đây có chiều hướng nặng thêm. Bệnh viện Tây ỵ chẩn đoán là hội chứng tiền đình, chuyển sang Đông y điều trị. Dùng Tư âm định huyễn thang, uống 10 thang, khỏi bệnh.
Nhận xét:
Bài Tư âm định huyễn thang, ngoài điều trị hội chứng tiền đình, còn trị chứng cao huyết áp. Thực tiễn lâm sàng cho thấy bài này cũng có tác dụng trị huyết áp cao dẫn đến huyễn vựng, tức là đồng thời cũng làm cho huyết áp hạ xuống (Lưu Cường – tỉnh Thiên Tân).
Biện chứng Đông y:
Đờm hoả thấp nhiệt đưa lên xâm nhập vào mắt.
Cách trị:
Hoá đờm tiêu ẩm.
Đơn thuốc:
Hoá thấp cổn đờm thang.
Bài thuốc:
Tửu sao Hắc sơn chi 15g. Dã tường vi hoa căn 15g, Mạch môn 15g, Xa tiền tử (bọc lại) 15g, Trư linh 15g, Phục linh 15g, Khương bán hạ 9g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Đờm hoả, mạch Tế Huyền, Tế Khẩn, Tế Sác, đầu lưỡi đỏ, có gai, rêu lưỡi mỏng trắng, giữa lưỡi dày, viền lưỡi đỏ, mặt đen, gầy ốm, dễ giận, phiền táo, thêm Hoàng cầm 15g, Lô căn 30g; Đờm thấp thịnh, mạch Tế Hoãn, Trầm Khẩn, hoặc Hoạt, lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng dày, hai bên có dấu răng, mặt vàng, mắt cá chân sưng, tiểu tiện không thông, thêm Trần bì 6g, Phi hoạt thạch (bọc lại) 15g.
Hiệu quả lâm sàng:
* Phạm XX, nam, 33 tuổi. Năm 1969 mắt bèn thấy như có con bướm bay, đầu trướng, tròng mốt đau nhức, khám chẩn đoán là tăng nhãn áp kèm viêm thể mi. Dùng Hormone lâu dài, hơn 1 năm phát bệnh 7 lần, nhãn áp (dùng máy Schiote) đo thấy 50, 54mmHg, giác mạc sau Kp (++), thị lực 0,3. Rêu lưỡi mỏng, mạch Huyền Tế, do đờm hoả nung đốt bên trong, dùng phương trên gia giảm uốhg 10 thang. Khám lại: nhãn áp 19,35mmHg, giác mạc sau Kp hết, thị lực tăng đến 1,0. Tiếp tục uống phương trên gia giảm, uống 20 thang. Hai tháng sau bị đau lại nhưng nhẹ hơn, dùng phương trên, thêm Hoàng cầm 15g uống một sô’ thang, khỏi bệnh. Theo dõi 10 năm không thấy tái phát.
*Từ XX, nữ, 27 tuổi. Năm 1967 mắt bên phải đột nhiên đau, mắt mờ, ở giữa mắt như có cầu vồng nổi lên, mỗi tháng phát bệnh 1 lần, chẩn đoán là hội chứng tăng nhãn áp thể viêm mi. Khăm thấy kinh nguyệt ít, màu nhạt, đi tiểu không thông, mặt vàng, mắt cá chân sưng, mạch Tế Sáp, rêu lưỡi trắng, ở giữa dày, giác mạc sau Kp, thị lực 0,4, nhãn áp 49,76mmHg. Do đờm thấp trệ ở bên I trong gây nên, dùng phương trên gia giảm, trước sau khám 2 lần, uống tổng cộng 14 thang. Mắt bên trái nhãn áp hạ còn 14,57mmHg, giác mạc sau Kp đã hết, thị lực 1,2. Tiếp tục gia giảm phương trên điều trị 4 tháng, các chứng đều hết, khỏi bệnh.
Nhận xét:
Bệnh trên là một dạng tăng nhãn áp (thanh quang nhãn) do dị ứng (thuộc loại Ngũ phong nội chướng* của Đông y), Trung dược có thể trị không tái phát. Đông y quan niệm rằng ‘trăm bệnh do đờm sinh ra’. Đờm là tên gọi của vật thể chảy ra ngoài. Các loại dịch tiết không bình thường, kết tụ lại hoặc gom lại, được gọi là ‘đờm’. Đờm thấp tấn công vào mắt rồi cứng lại ở Kp (sau giằc mạc). Đờm sinh phong khiến cho nhãn áp tăng cao. Lấy đờm để luận bệnh, phép tri đờm là một mặt dùng cách hoá, một mặt dùng phép tiêu, nếu lưu lại không tiêu đi được thì phải dùng phương pháp quét cho sạch. Lúc nhẹ lúc mạnh, tuỳ chứng mà biến hoá (Bá Siêu Nhiên – tỉnh Chiết Giang).