BỆNH HO
A- NGUYÊN VĂN :
Ngũ tạng lục phủ giai lệnh nhân khái, phỉ độc phế dã.
Bì mao giả, phế chỉ hợp dã, bì mao tiên thọ tà khí, tà khí dĩ tòng kỷ hợp dã. Kỳ hàn ẩm thực nhập vị, tòng phế mạch thượng chí phế tắc phế hàn, phế hàn tắc nội ngoại hợp tà, nhân nhỉ khách chi, tắc vi phế khái(1). Ngũ tạng các dĩ kỳ thời thọ bệnh, phi kỳ thời, các truyền dĩ dữ chi(2).
(Tố vấn : Khái luận)
C- DỊCH NGHĨA NGUYÊN VĂN :
Ngũ tạng lục phủ có bệnh đều có thể khiến người mắc bệnh ho chứ không chỉ riêng có phế.
Lông da với phế là quan hệ biểu lý, lông da cảm phải ngoại tà trước, tà khí trực tiếp ảnh hưởng đến tạng phế. Nếu như ăn uống đồ sống lạnh, hàn khí từ vị men theo mạch phế đi lên đến phế, khiến phế bị nhiễm lạnh, như vậy hàn tà trong và ngoài hội nhập lưu lại ở phế mà sinh ra ho. Nói chung bệnh của ngũ tạng thường là theo thời lệnh do tạng đó làm chủ, nếu bệnh ho không phải phát sinh vào mùa thu, mùa của tạng phế làm chủ thì bệnh ấy ắt là do tạng phủ khác truyền biến đưa đến vậy.
D- CHÚ THÍCH :
(1) Kỳ hàn ẩm thực nhập vị tắc vi phế khái: Mạch phế bắt đầu từ trung tiêu, xuống
dưới liên lạc với đại trường, men theo dạ dày lên phổi, cho nên ăn uống đồ sống lanh vào dạ dày thì hàn khí theo mạh lên phổi nhập với hàn khí bên ngoài. Phế ghét hàn, nên gặp hàn khí thì sinh ho.
(2) Ngũ tạng các dĩ kỳ thờ: thọ bệnh, phi kỳ thời các truyền dĩ dữ chi
Trương Chí Thông chú “Mùa xuân bị cảm, can thọ bệnh tà trước, mùa hè bị cảm, tâm thọ bệnh tà trước, mùa thu bị cảm, phế thọ bệnh tà trước, đây là chỉ bệnh ngũ tạng thường là theo thời lệnh do tạng đó làm chủ, nếu mắc bệnh không phải là ở vào mùa thu thì đó là tà khí từ những tạng khác truyền đến cho phế khiến sinh ra chứng ho vậy.
A- NGUYÊN VĂN :
Nhân dữ thiên địa tương tham(1),cố ngủ tạng các dĩ trị thời(2)cảm vu hàn tắc thọ bệnh, vi tắc vi khái, thậm giả vi tiết vi thống. Thừa thu tắc phế tiên thọ tà, thừa xuân tắc can tiên thọ chi(3), thừa hạ tắc tâm tiên thọ chi, thừa chí âm(4)tắc tỳ tiên thọ chi, thừa(5)đông tắc thận tiên thọ chi.
(Tố vấn : Khái luận)
C- DỊCH NGHĨA NGUYÊN VĂN :
Con người với hoàn cảnh thiên nhiên luôn tương ứng với nhau, cho nên ngũ tạng cảm phải hàn tà trong thời lệnh d.o tạng làm chủ sẽ sinh ra bệnh, nếu cảm nhẹ thì phê bị ho, nếu cảm nặng nhập lý thì gây tiêu chảy hoặc khiến cơ bắp kinh lạc đau nhức. Bởi thế cho nên mùa thu mà cảm hàn thì phế thọ tà trước, mùa hè mà cảm hàn thì tâm thọ hàn trước, mùa trưởng hạ cảm hàn thì tỳ thọ tà trước, mùa đông cảm hàn thì thận thọ tà trước
D- CHÚ THÍCH :
(1) Tương tham Ý nói tương hợp, tương ứng.
(2) Trị thời : Ngũ tạng chia nhau chủ trị các thời lệnh ương năm. Ví dụ : Can chủ mùa xuân, tâm chủ mùa hề, tỳ chủ trưởng hạ, phế chú mùa thu, thận chủ mùa đông.
(3) Tiên thọ chi Ý nói cảm phải tà khí trước.
(4) Chí âm: Âm lịch tháng sáu gọi là chí âm hoặc gọi trưởng hạ.
(5) Thừa Ở đây có nghĩa là cảm phải, tức bệnh tà thừa hư nhập vào