NGUYÊN NHÂN TVĐĐ CS CỔ

NGUYÊN NHÂN TVĐĐ CS CỔ
NGUYÊN NHÂN TVĐĐ CS CỔ

Nguyên nhân gây ra TVĐĐ CS Cổ chủ yếu là do thoái hoá cột sống cổ và chấn thương, trong đó thoái hoá cột sông cổ đóng vai trò chính. Quá trình thoái hoá cột sống đang tiến triển theo tuổi (thoái hoá sinh học) được yếu tố vi chấn thương và các yêu tố khác thúc đẩy thêm quá trình thoái hoá cột sống cổ (thoái hoá bệnh lý).

A. Thoái hoá đĩa đệm

Đĩa đệm bị thoái hoá do hai quá trình: thoái hoá sinh học và thoái hoá bệnh lý. Hai quá trình này đan xen nhau khó phân biệt.

I. Thoái hoá sinh học

Đĩa đệm bị thoái hoá sinh học (lão hoá) theo quy luật sinh học, các tế bào sụn với thời gian lâu dần sẽ có thể do trọng tải bình thường tác động trên một tư thế bất thường vặn vẹo cột sống cổ tạo ra lực đẩy và lực xén cắt đột ngột tác động lên nhân nhầy và làm đứt rách thêm chỗ yếu của vòng sợi, tạo thành thoát vị đĩa đệm.

NGUYÊN NHÂN TVĐĐCS CỔ
NGUYÊN NHÂN TVĐĐCS CỔ

II. Yếu tố vi chấn thương

Là những sang chấn rất nhỏ trong vận động, sinh hoạt, lao động hằng ngày được tích lũy một cách từ từ, dần dần chuyển thành một sự sai lệch lớn dẫn đến TVĐĐ CS Cổ.

B. Những yếu tô liên quan đến TVĐĐ CS Cổ

  1. Tuổi

Theo Hồ Hữu Lương và cs (2002), thoát vị cột sống cổ thường gặp ở lứa tuổi 35 – 59 (83,78%) và gặp nhiều nhất từ 40 – 49 tuổi (độ nhậy 51,35% độ đặc hiệu 78,79%) trẻ nhất 35 tuổi, già nhất 75 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh không tăng theo tuổi (từ 50 – 59 tuổi là 18,92%, từ 60 – 69 tuổi là 13,51%, trên 60 tuổi là 2,71%). Điều này hoàn toàn, phù hợp -với bệnh căn và bệnh sinh của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ vì ở độ tuổi 40 – 49 đĩa đệm đã thoái hoá ở một mức độ nào đó, nhưng độ căng phồng của nhân nhầy vẫn còn được duy trì ở một mức độ nhất định, trong khi các vòng sợi đã có chỗ đứt rách và có các đường nứt kiểu nan hoa, chỉ một chấn thương nhẹ cũng là cơ hội xảy ra thoát vị. Tuổi càng cao, tỷ lệ nước và glycoprotein trong nhân nhầy càng giảm, do đó nhân nhầy giảm độ căng phồng, trong khi có những chỗ nứt rách của vòng sợi đã thành sẹo, cho nên thoát vị ít xảy ra hơn.

 Tỷ lệ TVĐĐ theo tuổi (theo Hồ Hữu Lương và cs 2002)

Độ tuổi 35- 39 40- 49 50- 59 60- 69 >69 Tổng sô’
Sô’ BN 5 19 7 5 1 37
Tỷ lệ % 13,51 51,35 18,92 13,51 2,71 100
  1. Giới

TVĐĐ cột sống cổ xảy ra ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Hồ Hữu Lương và cs 2002) nhận thấy tỷ lệ nam/nữ là 28/9 (3,11/1)

  1. Nghề nghiệp

Một số nghề nghiệp có liên quan đến TVĐĐCS cổ.

  1. Thoái hoá cột sống cổ

Liên quan giữa thoái hoá cột sống cổ với thoát vị đĩa đệm rất chặt chẽ. Nghiên cứu trên 37 bệnh nhân TVĐĐCS cổ có chụp MRI, Hồ Hữu Lương và đồng sự.

  • Các dị dạng bẩm sinh làm thay đổi điểm tỳ nén bình thường của cột sống.
  • Tăng trọng tải: tăng cân quá mức do béo, do nghề nghiệp.
NGUYÊN NHÂN TVĐĐ CS CỔ
NGUYÊN NHÂN TVĐĐ CS CỔ

5. Yếu tố miễn dịch

  • Yếu tố bệnh lý tự miễn.

Urovitz (1978) đã nghiên cứu mô bệnh học của các mẫu TVĐĐ kiểu Schmorl ở cột sống thắt lưng tử thi và các mẫu đĩa đệm cột sống cổ thoát vị thu được sau phẫu thuật cắt cung sau để chứng minh giả thuyết bệnh lý thoái hoá đĩa đệm là một bệnh tự miễn. Giả thuyết này dựa trên phản ứng miễn dịch trung gian tế bào đôi với kháng nguyên nhân nhầy thể hiện trong ông nghiệm. Kết quả nghiên cứu không tìm thây sự xâm nhiễm tế bào viêm ở bất kỳ mẫu nào, chỉ có sự phát triển tổ chức hạt và tăng sinh mạch máu. Các dấu hiệu bệnh lý này có thể đại diện cho phản ứng của cơ thể với chấn thương cơ học hơn là một phản ứng viêm đáp ứng với một kháng nguyên còn chưa được xác định rõ.

  • Yếu tố hoá miễn dịch tổ chức.
  1. Bala và cs (1997) đã nghiên cứu các thay đổi vê tô chức học và hoá miễn dịch tổ chức bên trong và xung quanh 28 đĩa đệm cột sống cổ thoát vị được thu nhập trong các phẫu thuật giải chèn ép phía trước. Bằng cách sử dụng yếu tô’ kháng thể Willebrand, H.

Bala và cs đã nhận thấy ở các đĩa đệm thoát vị có biểu hiện thoái hoá các mâm sụn và các vòng sợi bị rách. Đồng thời hình thành các mạch máu tân tạo xung quanh đĩa đệm. Nghiên cứu của Kang và cs (1997) thấy sự tham gia của nitric oxide, interleukins, prostaglandin E2 và matrix metalloproteinase trong bệnh lý thoái hoá và thoát vị đĩa đệm. H. Motegi (1998) nghiên cứu thấy hiện tượng tăng kháng nguyên nhân tế bào ở dây chằng dọc sau trong các trường hợp phì đại dây chằng này và bệnh lý tuỷ do TVĐĐ cột sống cổ và thoái hoá cột sống cổ.

  1. Yếu tố di truyền:

Theo Wilson (1998), sự sắp xếp và chất lượng của colagen trong vòng sợi đĩa đệm là do yếu tô di truyền, hư đĩa đệm mang tính chất gia đình.

2. Yếu tố chuyển hoá:

Rối loạn chuyển hoá gây ra thoái hoá đĩa đệm.

3. Yếu tố nhiễm khuẩn

NGUYÊN NHÂN TVĐĐ CS CỔ
NGUYÊN NHÂN TVĐĐ CS CỔ

6. Yếu tố chấn thương

  1. Các kiểu chấn thương có thể gây ra TVĐĐ CS cổ cấp:

Có nhiều kiểu chấn thương có thể gây ra  TVĐĐ CS Cổ cấp tính như:

già, khả năng tổng hợp các chất tạo nên sợi colagen và mucopolysaccharid sẽ làm giảm sút và rối loạn, chất lượng của sụn sẽ kém dần, tính chất đàn hồi và chịu lực giảm; hơn nữa tê bào sụn ở người trưởng thành không có khả năng sinh sản và tái tạo.

Trong lịch sử tiến hoá động vật đi bằng bốn chân, từ đoạn ngực trở xuống cột sống tạo thành một đường cong hình cung lõm xuống để thích ghi vối tư thế nằm ngang. Ớ người, trong giai đoạn bào thai cột sống cũng có dạng hình cong, khi ra đời với dáng đi đứng thẳng, dần dần cột sống hình thành các đoạn cong kế tiếp nhau để thích nghi với tải trọng cơ thể đứng thẳng. Do đó chức năng giảm xóc của các đĩa đệm trở nên vô cùng quan trọng vì trong tư thế đứng thẳng các đĩa đệm nói chung, đặc biệt là các đĩa đệm cv – CVI và LIV – Lv, Lv – S1 phải chịu toàn bộ sức nặng của cơ thể và tải trọng bổ sung trong các hoạt động hàng ngày. Hậu quả của tư thế đứng thẳng làm cho đĩa đệm phải chịu áp lực cao thường xuyên nên mạch máu bị dồn ra khỏi đĩa đệm. Đĩa đệm chỉ được nuôi dưỡng băng thẩm thấu cho nên đĩa đệm trở thành loại mô dinh dưỡng chậm điển hình do đó loạn dưỡng và thoái hoá sớm xuất hiện. Ở lứa tuổi 30 đã xuất hiện thoái hoá về cấu trúc và hình thái của đĩa đệm. Quá trình thoái hoá đĩa đệm tăng dần theo tuổi, diễn ra liên tục trong suốt cuộc đời người.

2. Thoái hoá bệnh lý

NGUYÊN NHÂN TVĐĐ CS CỔ
NGUYÊN NHÂN TVĐĐ CS CỔ

Do nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài tác động vào đĩa đệm:

a. Yếu tố vi chấn thương

Vi chấn thương là những sang chấn, những quá tải cho cột sống cổ, không đủ mạnh như yếu tố chấn thương cấp nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần. Một số nghề nghiệp thường xuyên phải đội nặng, thợ lặn, tư thế lao động phải ngồi nhiều, quay cổ thường xuyên như thợ may, đánh máy chữ, nghệ sĩ piano, đánh trống… Yếu tố vi chấn thương cột sống cổ đã thúc đẩy nhanh quá trình thoái hoá đĩa đệm – cột sổng cổ. Đặc biệt nghề nghiệp lái các loại xe có độ rung lớn, xiếc nhào lộn, “trồng cây chuối”, vận động viên thể thao hoặc người lao động nặng có các động tác gây đè ép mạnh hoặc vặn vẹo cột sông cổ có thể gây ra TVĐĐ CS Cổ.

b. Yếu tố cơ học

Biểu hiện bằng sự tăng bất thường lực nén trên một đơn vị diện tích của đĩa đệm hay còn gọi là hiện tượng quá tải, là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình thoái hoá đĩa đệm tăng nhanh. Do các yếu tố sau:

– Các biến dạng thứ phát của cột sống sau chấn thương, vi chấn thương, viêm hoặc u đĩa đệm.

  • Gập cổ quá mức trong lúc húc đầu.
  • Chơi bóng đánh đầu.
  • Thợ lặn lao đầu xuống nước.
  • Chấn thương cột sống cổ do đụng xe (Whiplash injury) ngửa cổ quá mức đột ngột khi bị xe khác đâm vào đuôi xe mình, thường gây giật mạnh đầu về phía sau.
  • Bấm nắn cột sống cổ không đúng kỹ thuật (xoay lắc cổ mạnh).

Các chấn thương này có thể gây rách dây chằng dọc sau, dẫn đến thoát vị đĩa đệm ra sau mà không gây vỡ thân xương.

NGUYÊN NHÂN TVĐĐ CS CỔ
NGUYÊN NHÂN TVĐĐ CS CỔ

c. Vai trò của yếu tố chấn thương

Yếu tố chấn thương là yếu tố khởi phát TVĐĐ. Triệu chứng lâm sàng TVĐĐ CS cổ xuất hiện trong hoặc ngay sau những chấn thương mạnh kể trên. Tuy nhiên, cũng còn các trường hợp TVĐĐ CS cổ hình thành trong điều kiện không có chấn thương hoặc vi chấn thương, ở đây vai trò của thoái hoá đĩa đệm là chủ yếu.

  1. Cailiet (1980) đã phân tích: TVĐĐ có thể hình thành trong 3 tình huống: 1) tải trọng bất thường (quá tải) trên một cơ chế bất thường (tư thế gánh chịu sai lệch); 2) tải trọng bất thường, cơ chế bình thường, 3) Trọng tải bình thường, cơ chê bất thường (sai lệch). Tác giả cũng nhấn mạnh tác hại của động tác xoay quá mức gây rạn rách vòng sợi đĩa đệm.

Nghiên cứu trên 37 bệnh nhân TVĐĐ CS cổ nằm điều trị tại Khoa nội thần kinh và Khoa ngoại thần kinh Viện 103, tất cả bệnh nhân đều được chụp MRI và điều trị phẫu thuật, Hồ Hữu Lương và Nguyễn Bạch Đằng, Nguyễn Vũ Trung, Nguyễn Danh Khánh, Nguyễn Lê Trung, Dương Ngọc Tuyển thấy số bệnh nhân có chấn thương cột sông cô là 9/37 (24,32%).

Tỷ lệ bệnh nhân bị TVĐĐ CS cổ có yêu tô chấn thương không cao. Điều đó chứng tỏ thoái hoá đĩa đệm đóng vai trò chủ yếu trong bệnh căn, bệnh sinh của TVĐĐ cột sông cổ.

Các trường hợp TVĐĐ cột sông cổ xảy ra sau chấn thương cột sống cổ thì chấn thương là yếu tố khởi phát tạo điều kiện cho TVĐĐ cột sống cổ trên nền thoái hoá cột sống cổ. Chỉ có một số ít trường hợp TVĐĐ cột sông cổ có thể xuất hiện trên cột sông cổ bình thường sau một chấn thương mạnh và đột ngột vào cột sống cổ.

Nhiều trường hợp thoát vị đĩa đệm hình thành trong điều kiện không có chấn thương hoặc tải trọng không vượt quá giói hạn sinh lý. Theo Clark (1991), Yumashev và Furmam (1973) những trường hợp này

NGUYÊN NHÂN TVĐĐCS CỔ
NGUYÊN NHÂN TVĐĐCS CỔ

cs (2002) thấy thoái hoá cột sông cố liên quan chặt chẽ với TVĐĐCS cổ. Các biểu hiện THCSC ở bệnh nhân TVĐĐ gặp vởi tỷ rất cao, nhất là mất đường cong sinh lý (89,19%), gai xương (83,78%), đặc biệt là các gai xương ở khớp mỏm móc – đốt sông làm hẹp lỗ gian đốt sống (gây kích thích, chèn ép vào rễ thần kinh) và động mạch đốt sông (bảng 3.2), giảm chiều cao khoang gian đốt sông (81,08%) (bảng 5.3).

 Biểu hiện thoái hoá cột sống cổ trên MRI (ảnh cắt dọc) (theo Hồ Hữu Lương và cs, 2002)

Hình ảnh THCSC Số BN (n = 37) Tỷ lệ %
Mất đường cong sinh lý 33 89,19
4 10,81
ưỡn quá mức 8 21,62
Trượt đốt sống 3 8,10
Gai xương (trước và sau) 31 83,78
Giảm chiều cao thân đốt sống 25 67,57
Phì đại dây chằng vàng từng đoạn 3 8,10
Phì đại dây chằng dọc sau từng đoạn 6 16,21

d. VỊ trí thoát vị đĩa đệm

Trong số 37 bệnh nhân có 63 đĩa đệm bị thoát vị (bảng 3.3) theo Hồ Hữu Lương (2002), trong TVĐĐ một tầng thì: đĩa đệm Cv – CVI chiếm tỷ lệ cao nhất (39,68%), tiếp đến các vị trí CIV – cv và cin – CIV, CV1 – CVII. (Một số tác giả nước ngoài (Osborn, 1994; Greenberg, 1997) lại gặp thoát vị ở đĩa đệm CVI – CV11, chiếm tỷ lệ cao

số đĩa đệm bị thoát vị (theo Hồ Hữu Lương, 2002)

Vị            trí

thoát vị

C||| – C|V C|V – Cv Ố d Cvr Cvll Tổng số:
Số ĐĐTV 12 20 25 6 63
Tỷ lệ (%) 19,05 1,75 39,68 9,52 100

Tỷ lệ TVĐĐ cột sống cổ cao ở đĩa đệm cv – CVI vì tác động của trọng lực lên đĩa đệm này lớn và chúng đóng vai trò như một điểm tựa cho một đòn bảy trong sự vận động của Đầu và Cổ.

NGUYÊN NHÂN TVĐĐCS CỔ
NGUYÊN NHÂN TVĐĐCS CỔ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.