PHÂN LOẠI TVĐĐ CS CỔ
Phân loại theo liên quan với rể thần kinh và tuỷ sống
Rothman và Marvel (1975) đã phân loại các thoát vị đĩa đệm ra sau dựa theo vị trí liên quan với rễ thần kinh và tuỷ sống, gồm 3 loại:
- Thoát vị trung tâm chủ yếu chèn ép tuỷ sống gây ra bệnh lý tuỷ.
- Thoát vị cạnh trung tâm: chèn ép cả tuỷ sống và rễ thần kinh gây ra bệnh lý rễ – tuỷ.
- Thoát vị bên (thoát vị lỗ gian đốt sống): chủ yếu chèn ép vào rễ thần kinh gây ra bệnh lý rễ.
Cách phân loại này có ý nghĩa rất lớn trong chẩn đoán và điều trị.
-
Phân loại theo giải phẫu bệnh
Youmans (1973) đã chia thoát vị đĩa đệm ra làm hai loại: mềm và cứng dựa trên cấu trúc giải phẫu bệnh của nó.
- Thoát vị đĩa đệm mềm: là thoát vị nhân nhầy thường gặp ở người tương đối trẻ, không có hoặc có ít biểu hiện thoái hoá đi kèm. Loại thoát vị này thường diễn ra cấp tính, có thể sau một chấn thương.
— Thoát vị đĩa đệm cứng: thực chất là các gai xương do thoái hoá, xuất phát từ thân đốt sống hay mỏm móc, thường xảy ra ở người cao tuổi hơn và diễn biến kéo dài hơn.
Thoát vị đĩa đệm mềm thường là TVĐĐ một tầng, trái lại thoát vị đĩa đệm cứng thường hay bị nhiều tầng. Hai quá trình thoát vị này liên quan chặt chẽ vói nhau và đều có thể gây nên chèn ép rễ thần kinh hay tuỷ sống. Nhưng sự phân loại cứng, mềm này có ý nghĩa lón trong việc lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.
-
Phân loại theo liên quan với dây chằng dọc sau
- Wood (1992) chia thoát vị đĩa đệm làm 4 loại, theo sự tương quan giữa khôi thoát vị của nhân nhầy với vòng sợi và dây chằng dọc sau:
- Loại 1: phồng đĩa đệm (normal bulge) vòng sợi chưa bị rách hết, nhân nhầy vẫn còn nằm trong vòng sợi nhưng lệch vị trí.
- Loại 2: lồi đĩa đệm (protrusion): khối thoát vị đã xé rách vòng sợi, nằm ở trưởc dây chằng dọc sau:
- Loại 3: thoát vị đĩa đệm thực sự (extrusion): khối thoát vị đã chui qua dây chằng dọc sau nhưng vẫn còn dính liền vởi nhân nhầy nằm trưóc dây chằng dọc sau.
- Loại 4: thoát vị đĩa đệm có mảnh rời (sequestration): có một phần khôi thoát vị tách rời ra khỏi đĩa đệm, nằm trước dây chằng dọc sau, có thể di chuyển đến mặt sau thân đốt sống. Mảnh rời này thường nằm ngoài màng cứng, nhưng đôi khi lại xuyên qua màng cứng chèn ép tuỷ. Cách phân loại này liên quan chặt chẽ với chỉ định phẫu thuật và kết quả điều trị. Vì phồng và lồi đĩa đệm thì không điều trị phẫu thuật. Còn kết quả phẫu thuật lại đạt cao nhất ỏ nhóm thoát vị có mảnh rời, rồi tiếp đến nhóm thoát vị đĩa đệm thực sự.
- Wegener (1995) chia ra hai loại: thoát vị nằm dưới dây chằng dọc sau (dây chằng dọc sau còn nguyên vẹn, chưa bị rách) và thoát vị qua dây chằng dọc sau (dây chằng dọc sau đã bị rách, khôi thoát vị chui qua chỗ rách vào trong ống sống).
-
Phân loại theo vị trí
Ra sau, ra trước, vào thân đốt sống (thoát vị Schmorl).