ÂM DƯƠNG

阴阳

Yīnyáng

Đặc biệt:

Kỳ huyệt

Mô tả huyệt :

Huyệt ỏ bên lưng ngón chân cái, khi co ngón chân vào trong thì xuất hiện lằn chỉ văn, huyệt nằm nơi giới hạn của chỗ thịt da trắng và đỏ, một chân có 2 huyệt.

VỊ tri huyệt Âm dương
Tác dụng:

trị bệnh Phụ nữ rong kinh, bạch đới.
Phương pháp châm cứu:

Cứu 3 lửa hoặc tùy theo tuổi đế tính lửa.

Huyệt Âm Dương
Huyệt Âm Dương

ÂM ĐÔ 

阴都

K 19 Yìndù .

ÂM ĐÔ
ÂM ĐÔ

Xuất Xứ:

<<Giáp ât»:”Thân hàn nhiệt, Âm đô chi chủ” Huyệt Âm Đô chủ về hàn nhiệt trong người.

Tên gọi:

– “Âm” trái với dương, ở mặt trong, bên dưới.
– “Đô” có nghĩa là thủ đô, nói đen nơi cùng đô về của kinh khí.
Huyệt từ Âm kinh, mặc khác Thận chi phối nước trong toàn thân và thuộc âm. Nó là huyệt hợp lại nối với Xung mạch. Ngoài ra, huyết hải nằm trong bụng, mặt âm của cơ thể, cho nên gọi là Âm đô (Kinh đô của âm). Huyệt đôi khi cũng dược gọi là Thực cung (Lâu dài của thức ăn), bói vì nó ở bên Trung quản cách Mộ huyệt của Vị 0,5 thốn.
Theo “Kinh huyệt thích nghĩa hội giải” ghi rằng: “Bụng thuộc âm, là âm ở trong âm, là Thận, Thận chủ Thủy. Đô là nơi thủy hội tụ. Huyệt này ở dưới huyệt Thông cốc 1 thốn. Chồ hội tụ của Xung mạch và Túc Thiếu âm nên gọi là Âm đô”.
Tên Hán Việt khác Thực cung, Thạch cung, Thông quan.
Huyệt thú 19 Thuộc Thận kinh
Đặc biệt Hội của Túc Thiếu âm kinh và Xung mạch

Mô tá huyệt:
1. Vị trí xưa Nằm dưới huyệt Thông cốc 1 thốn, cách đường giữa bụng 0,5 thốn (Giáp ất).
2. Vị trí nay Xác định huyệt Trung quản, từ huyệt này do ra mỗi bên 0,5 thốn.
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới huyệt là cân cơ chéo to của bụng, bờ trong cơ thẳng to, màng ngang, phúc mạc, xung tá tràng – Thần kinh vận động cơ là 6 nhánh thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng-sinh dục. Da vùng huyệt chi phối bổi tiết đoạn thần kinh T7.

ÂM ĐÔ
ÂM ĐÔ

Tác dụng trị bệnh:

1. Tại chỗ:

Sinh bụng, đau bụng.

2. Toàn thân:

Sôi bụng, đầy bụng, sốt rét, viêm màng ngực, phế khí thủng, đau nóng cạnh sườn. Lâm sàng

 Kinh nghiệm tiền nhân:

Phối Thái uyên, Phê du (cứu) trị phế trướng đau tức chói cạnh sườn (Đại thành). Phối Cự khuyết (cứu) trị đầy tức trong tim (Tư sinh).

Kinh nghiệm hiện nay:

Phối Trung quản trị nôn ọe liên tục. Phối Trung quản, Túc Tam-lý, Dương Lăng-tuyền trị đau bụng, tiêu hóa kém.
Phương pháp châm cứu.
l. Châm Thẳng, sâu 1 – 1,5 thốn. Bèn dưới là gan không nên châm sâu. Đàn bà gần sinh cấm châm cứu.
2. Cứu 3 – 5 lửa.
3. Ôn cứu 10-20 phút.

Tham khảo:

1. <<Giáp ất>> quyến thứ 7 ghi rằng: “Mình sốt lạnh, dùng Ầm đô làm chủ”.

2. «Giáp ất» quyển thủ 9 ghi rằng: “Tâm đầy khí nghịch, dùng Âm đô làm chủ”.
3. «Thiên kim» quyển 14 ghi rằng: “Tiếu- trường nhiệt đầy tức, tùy theo tuổi đế cứu số huyệt tại Âm dô. Huyệt tại hai bên Trung quản đo ra một thốn”.
4. «Tư sinh» ghi rằng: “Âm đô, Cự khuyết (cứu) trị đầy tức ở tim”.
5. «Đại thành» quyên thứ 6 ghi rằng: “Âm đô chủ về bệnh sốt rét, dưới tim đầy tức, khí nghịch, sôi ruột, phế trướng, đau nóng dưới sườn, đỏ mắt đau hai bên khóe”.
6. Huyệt Âm dô, theo “Giáp ất” còn gọi là Thực cung, “Y học cương mục” gọi là Thông quan.
7. Căn cứ theo “Giáp ất”, Âm đô là nơi hội của Xung mạch và Túc Thiếu âm.

ÂM ĐÔ
ÂM ĐÔ
Bài trướcTÍNH KHÍ VÀ THẦN CHÍ CỦA NGŨ TẠNG
Bài tiếp theoHUYỆT ÂM GIAO 

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.