GIÁP CĂN

Đặc biệt của huyệt Giáp Căn:
Kỳ huyệt
Mô tả của huyệt Giáp Căn:
Huyệt ở ngón chân cái, nơi giao tiếp vói da và 2 bên trong và ngoài của gốc móng
chân.
Vị trí huyệt Giáp cỡn
Tác dụng trị bệnh của huyệt Giáp Căn :
Thoát vị
Phương pháp châm cứu:
1. Châm 1 phân.
2. Cứu 2 lửa.
GIÁP NHÂN TRUNG

Đặc biệt của huyệt Giáp Nhân trung:
Kỳ huyệt
Mô tả của huyệt Giáp Nhân trung:
Từ huyệt Nhân trung đo ngang ra, huyệt ở trên đường nước mũi chảy xuống.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Giáp Nhân trung:
cấp cứu
Phương pháp châm cứu:
Châm 2 3 phân.
GIÁP NỘI
N p 62 Jill Nei (Jia li)

Xuất xứ của huyệt Giáp Nội:
«Thiên kim»
Tên Hán Việt khác của huyệt Giáp Nội :
Giáp lý
Đặc biệt của huyệt Giáp Nội:
Tân huyệt
1. Vị trí xưa:
Từ mép miệng đo vào phía trong má 1 thốn (Thiên kim).
2. Vị trí nay :
Ngồi thẳng ngửa đầu lui hả miệng, ở góc miệng đo vào phía sau 1 thốn, huyệt nằm trên niêm mạc má trong xoang miệng, cùng ngang với góc miệng (có sách ghi nằm tương đương với răng cấm thứ nhất).
Tác dụng trị bệnh của huyệt Giáp Nội :
Liệt mặt, điếc, loét xoang Miệng, loét lợi răng.
Phương pháp châm cứu:
Châm xiên, mũi kim tới trái tai, sâu 0,5 – 1 thốn, hoặc dùng kim tam lăng xuất huyết.
Tham khảo của huyệt Giáp Nội:
1. «Thiên kim»: “Tên huyệt này là Giáp lý”.
2. «Thiên kim» ghi rằng: “Chủ trị hoàng đản, lạnh nóng do ôn dịch”.