ÂM-NANG HẠ HOÀNH VĂN
Đặc biệt:
Kỳ huyệt
Tên gọi:
“Âm nang” có nghĩa là bìu dái. Huyệt ở đường chỉ văn nằm ngang ở dưới bìu dái, nên gọi là Âm nang hạ hoành văn.
Mô tả huyệt Huyệt:
ở chính giữa đường chí văn ngang thứ nhất dưới bìu dái
VỊ trí huyệt Âm-nang hạ hoành văn:
Tác dụng trị bệnh:
Chết đột ngột, cấm khẩu trọn mắt, đau thắt trong bụng.
Phương pháp châm cứu:
Cứu 14 lửa.
HUYỆT ÂM THỊ
阴市穴
S 33 Yínshì (Yin Che).
Xuất xứ của huyệt Âm thị:
«Giáp ất»
Ý nghĩa Tên gọi của huyệt Âm thị:
– “Âm” bên trong là âm, âm khí.
– “Thị” có nghĩa là chợ, chỗ tập trung tụ tập.
Huyệt là nơi âm khí tụ tập, huyệt chủ yếu trị hàn sán, đầu gối, đùi lạnh như nước đá, châm hoặc cứu vào đó có tác dụng ôn kinh tán hàn, làm mạnh lưng đùi, nên có tên là Âm thị.
Tên Hán Việt khác Âm đỉnh.
Huyệt thứ 33 Thuộc Vị kinh.
Vị trí của huyệt Âm thị:
1. Vị trí xưa:
Chỗ hõm trên đầu gối 3 thốn, nằm dưới huyệt Phục thỏ (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)
2. Vị trí nay:
Khi điểm huyệt phải gấp duỗi gối dể tìm gân cơ, huyệt ỏ trên góc trên ngoài xương bánh chè 3 thốn, sát bờ ngoài gân cơ thẳng ù-ước đùi.
3. Giải phẫu của huyệt Âm thị:
Thần kinh Dưới huyệt là khe giữa của cơ thẳng trước và cơ rộng ngoài, cơ rộng giữa, xương đùi. Thần kinh vận đông cơ là các nhánh của dây thần kinh đùi. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh L3.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Âm Thị:
Hiệu năng của huyệt: Thông kinh lạc
1. Tại chỗ:
Viêm khớp gối, tê đầu gối, co duỗi đầu gối đau.
2. Toàn thân:
Liệt hạ chi, liệt do di chứng tai biến mạch máu não.
Lâm sàng:
1. Kinh nghiệm tiền nhân: Phối Thái khê, Can du trị đau bụng do thoát vị bìu (Đại thành). Phối Can du trị thoát vị bìu, lạnh chân và thắt lưng (Tư sinh). Phối Phong thị trị yếu chân-đùi (Tư sinh).
2. Kinh nghiệm hiện nay: Phối Dương quan (cứu) trị có cảm giác lạnh hai mông.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Thang, sâu 1 – 3 thốn.
2. Cứu 3 – 5 lửa.
3. Ỏn cứu 5 15 phút.
Tham khảo:
1. «Giáp ất» quyến thứ 8 ghi rằng: “Đau do thoát vị bìu, bụng căng trướng, yểu liệt, thiếu khí dùng Âm thị làm chủ”.
2. «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng “Âm thị chủ trị chân lạnh như nước, đầu gối lạnh, yếu liệt mất cảm giác không co duỗi được, thoát vị bìu, yếu liệt thiếu khí, bụng dưới căng đau, trướng đầy, cước khí, lạnh dưới chân ở đoạn trên huyệt Phục thố, tiêu khát”.
3. «Ngọc long» ghi rằng: “Gối đùi yếu đúng không vững do phong thấp gây ra, cứu hai huyệt Phong thị, Âm thị” (Tất thôi vô lực thân lập nan, nguyên nhân phong thấp chí thương tàn, thảng tri nhị thị huyệt nâng cứu, bộ lý du nhiên tiệm lự an).
4. <<Thông ngọc» ghi rằng: “Đùi vế đau khó chuyển động, dùng Hoàn khiêu, Phong thị và Âm thị” (Thôi cố chuyển toan nan dị bộ, diệu huyệt thuyết dữ hậu nhãn tri, Hoàn khiêu, Phong thị cập Âm thị, tả khước kim châm bệnh tự trừ).
Theo “Giáp ất” gọi huyệt này là “Âm đỉnh”.