HUYỆT THIÊN TRÌ
天池穴
P 1 Tiānchí xué (Tỉenn Tchre)
Xuất xứ của huyệt Thiên trì:
«Linh khu – Bản du».
Tên gọi của huyệt Thiên trì:
– “Thiên” có nghĩa là trời, ở đây nói đến phần trên của cơ thể nói chung.
– “Trì” có nghĩa là cái ao mà nước chảy từ đó.
Huyệt nằm ở bên cạnh ngực, từ đó ở ngực sữa thường chảy qua núm vú như có một cái ao chứa sữa bên trong. Do đó mà có tên là Thỉên trì (Ao trời).
Theo “Kinh huyệt thích nghĩa hội giải” ghi rằng: “Huyệt ở sau vú 1 thốn, dưới nách 3 thốn, ở chỗ vị trí Thiên, chỗ huyệt trũng xuống như cái ao, ứng với tên sao Thiên trì, nên gọi là Thiên trì”.
Huyệt thứ:
1 Thuộc Tâm Bào Lạc kinh .
Tên Hán Việt khác của huyệt Thiên trì:
Thiên hội.
Đặc biệt của huyệt Thiên trì:
Hội của Thủ Túc Quyết-âm và Túc Thiếu-dương.
Mô tả của huyệt Thiên trì:
1. Vị trí xưa:
Dưới nách 3 thốn phía sau vú 1 thốn (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).
2. VỊ trí nay:
Bên ngoài núm vú 1 thốn tương đương với giữa xương sườn 4.
3. Giải phẫu, thần kinh Dưới của huyệt Thiên trì:
là cơ ngực to, cơ ngực bé, cơ ràng cưa to, cơ chéo to của bụng, các cơ gian sườn. Dưới nữa là phổi – Thần kinh vận động cơ là các nhánh của đám rối thần kinh nách-và gian sườn 4. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh T4.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Thiên trì:
Tại chỗ, theo kinh :
Cơn quặn đau tim, đau thần kinh sườn, sưng đau dưới nách.
Lâm sàng của huyệt Thiên trì:
Kinh nghiệm tiền nhân:
Phối ủy dương trị sưng nách (Bách chứng).
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Xiên, sâu 0,3 – 0,5 thốn, khi châm châm hướng mũi kim ra phía ngoài.
2. Ôn cứu 5 – 7 phút.
* Chú ý Dưới là phổi, không châm sâu hoặc kích thích mạnh.
Tham khảo của huyệt Thiên trì:
1. «Giáp ất» quyển thứ 8 ghi rằng: “Sốt lạnh đầy ngực, đau đầu, tứ chi không nâng lên được, sưng dưới nách, khí nghịch lên, trong ngực nghe có tiếng, sôi trong họng, dùng Thiên trì làm chủ”.
2. «Bách chứng phú» ghi rằng: “ủy dương, Thiên trì, châm vào trị sưng nách rất nhanh khỏi” (ủy dương, Thiên trì, dịch thũng châm nhi tốc tán).
3. Căn cứ theo “Giáp ất” ghi rằng huyệt Thiên trì là nơi hội của Thủ Quyết-âm, Túc Thiếu dương.
4. Căn cứ theo “Tụ anh” ghi rằng huyệt Thiên trì là nơi hội của Thủ Túc Quyết-âm, Thiếu-dương.
5. Theo “Giáp ất” ghi rằng, huyệt Thiên trì còn có tên là Thiên hội.