KINH TÚC THIẾU DƯƠNG ĐỞM |
Đường đi:1 Bắt đầu từ đuôi mắt, lên góc trán, vòng xuổng sau tai 2. Vòng qua đầu sang trán, vòng trở lại gáy đi dọc cổ (trước kinh Tam tiêu). Xuống vai, bắt cheo ra sau kinh Thủ Thiếu dương vào hố trên đòn, xuống nách 3. Phân nhánh từ sau tai vào trong tai, đi ra trước tai đến phía sau đuôi mắt 4. Phân nhánh từ đuôi mắt xuống huyệt Đại nghênh giao hội với kinh thủ Thiếu dương lên hố dưới mắt 5. Rồi lại vòng xuống dưới góc hàm để xuống cổ 6. Giao hội với kinh chính ở phía trên đòn (Khuyết bồn) rồi vào trong ngực 7. Qua cơ hoành, liên lạc với Can 8. (thuộc) về Đởm, đi trong sườn 8. Xuống vùng ống bẹn (Khí xung) 8. Vòng quanh lông mu tiến ngang vào mấu chuyển lớn 10. Dọc ngực sườn (Chương môn) 11. Đến mấu chuyển lổn 12. Rồi đi ở mặt ngoài đùi, ra bờ dưới khớp gối 13. Xuống cẳng chân trước ngoài xương mác và trước mắt cá ngoài 14. Qua mu chăn đến góc ngoài ngón chân thứ tư 15. Phân nhánh tứ mu chân ra, đi giữa xương bàn chân 1 – 2 đến đầu ngón chân cái rồi vòng lại đến chùm lông ở gần móng chân cái và tiếp nối với kinh Túc Quyết âm Can (Linh khu – Kinh mạch) 14. Đởm hợp nhập vào Dương Lăng tuyển (Linh khu – Tà khí tạng phủ bệnh hình). Tạng phủ liên hệ:Thuộc Đởm, liên lạc với Can, đồng thời liên hê trực tiếp với Tâm. Huyệt vị trên đường kinh: |
1.Đồng tử liêu | 2. Thính hội | 3. Thượng quan | 4. Hàm yến |
5. Huyền lô | 6. Huyên ly | 7. Khúc tân | 8. Suất cốc |
9. Thiên xung | 10. Phủ bạch | 11. Khiếu âm | 12. Hoàn cốt |
13. Bản thần | 1 4. Dương bạt h | 15. Lâm khấp | 16. Mục song |
17. Chính dinh | 18. Thừa linh | 19. Não không | 20. Phong trì |
21. Kiên tỉnh | 22. Uyên dịch | 23. Trấp cân | 24. Nhật nguyệt |
25. Kinh môn | 26. Mạch Đới | 27. Ngũ khu | 28. Duy đạo |
29. Cư liêu | 30. Hoàn khiêu | 31. Phong thị | 32. Trung độc |
33. Tất dương-quan | 34. Dương Lăng-t uyển | 35. Dương giao | 36. Ngoại khâu |
37. Quang minh | 38. Dương phụ | 3 9. Tuyệt cốt | 40. Khâu khư |
41. Túc lâm-khấp | 42. Địa ngũ hội | 43. Hiệp khê | 44. Túc khiếu âm (*). |
Huyệt giao hội:Đầu duy, Hạ quan ( túc Dương minh), Ê phong, Giác tôn, Hóa liêu (Thủ thiếu dương), Thính cung, Bỉnh phong ( thủ thái dương), Đại chùy (Mạch Đốc), Chương môn (Túc Quyết âm), Thượng liêu, Hạ liêu (Túc Thái dương), Thiên trì (Thủ Quyết âm), Thiên dung (Phủ Thái dương). Bệnh chứng chính:1. Miệng đắng, thở dài 2. Đau vùng trên tai 3. Đau nhức vùng sườn 4. Phía ngoài chi dưới – Ngoài kinh bị bệnh Khi nóng khi lạnh, nhức đầu, sốt rét, sắc mặt xạm đen, đau mắt, đau hàm xai, sưng nách, tràng nhạt, điếc, đau nhức vùng bẹn hoặc đùi, gối, xương chày. – Nôi tạng bị bệnh Đau nhức hông sườn, nôn múa, đau ngực hông, đắng miệng. |
(*) Những chữ in nghiêng là những huyệt thường dùng. |
Đề nghị xem lại vị trí cua hai huyệt Dương giao và Ngoại Khâu chữ ngoại trong ngoại khâu nói lên la huyệt ở phái ngoài xương mác , chữ Dương trong Dương giao nói len rằng huyệt ở phần dương của chân. Hình vẽ và chú thích của trang này có chính xã không ???
Bạn hiểu sai rồi! Ngoại khâu là bên ngoài cái Gò! Các Cụ ngày xưa rất tinh tế vì xuống dưới Bắp chân to ra nên tính từ đầu xương Mác, nhìn từ trong ra thì Huyệt Ngoại Khâu ở phía ngoài. Còn theo ngôn ngữ giải phẫu YHHĐ thì nó ở bờ trước Xupwng Mác là chính xác rồi! Bạn xem kỹ lại nhé! Cả Huyệt Dương giao cũng vậy mình không thấy có gì sai cả! Mặt khác các hình mình lấy minh họa đều lấy tữ những tranh chính thống uy tin của Trung Quốc! bạn nên xem kỹ lại nhé! thân!
Đề nghi xem lại vị trí hai huyệt Dương giao và Ngoại khâu
Minh đã xem kỹ lại rồi! Chính xác Bạn ạ! Nếu Bạn biết tiéng Trung chỉ cần nhìn qua là thấy rõ!