HUYỆT TỤ TUYỀN Ở ĐÂU?
聚泉穴
EP41 Jù quán xué.

Xuất xứ của huyệt Tụ Tuyền ở sách nào?
«Đại thành».
Ý nghĩa Tên gọi của huyệt Tụ Tuyền là gì?
– “Tụ” có nghĩa là hội tụ, cùng đô về.
– “Tuyển” có nghĩa là suối.
Huyệt ở nơi nước dãi cùng dồn về nên gọi là Tụ tuyền.

Đặc biệt của huyệt Tụ Tuyền là gì?
Kỳ huyệt.

Vị trí của huyệt Tụ Tuyền nằm ở đâu?
1. Vị trí xưa:
Trên lưỡi, thè lưỡi ra thấy có khe sũng giữa lưỡi là huyệt (Đại thành).

2. Vị trí nay:
Chính giữa lưỡi có lỗ hỏm nhỏ là huyệt. Khi điểm huyệt, ngồi thắng thè lưỡi ra.
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Tụ Tuyền là gì?
là cơ lưỡi trên, vách lưỡi, cơ móng-lưỡi, cơ cằm lưỡi, cơ ngang lưỡi – Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây sọ não só XII.

Tác dụng trị bệnh của huyệt Tụ Tuyền là gì?
Liệt cơ lưỡi, suyễn.
Phương pháp châm cứu:
Châm Thẳng 0,1 – 0,2 thốn, có thể cứu cách gừng hoặc dùng kim tam lăng chích nặn tí máu.

Tham khảo của huyệt Tụ Tuyền:
1. «Đại thành>>ghì rằng: “Huyệt Tụ tuyền ở trên lưỡi, ở chính giữa lưỡi, lè lưỡi ra, thẳng có đường hỏm là huyệt. Ho, suyễn, ho lâu ngày không lành, nếu cứu thì không quá 7 lửa. Phương pháp cứu, dùng (sinh) Khương xắt lát dày như đồng tiền đặt chính giừa trên lưỡi, sau đó cứu vào như ho do nhiệt, dùng một tí Hùng hoàng trộn trong ngải cứu vào. Như ho do hàn dùng một tí bột Khoản đông (hoa) trộn trong Ngải chú rồi cứu vào. Cứu xong, lấy trà xanh và Sinh khương nhai nhỏ nuốt vào bụng”.

3. «Trung Quôc châm cứu học» cho rằng: “Tụ tuyền ỏ chính giữa mặt trên lưỡi, châm vào 3 phân xuất huyết, trị tiêu khát, liệt cơ lưỡi”.
