HUYỆT TỨ BẠCH Ở ĐÂU?
四白穴
S2 Sì bái xué (Se Pae).
Xuất xứ của huyệt Tứ Bạch từ đâu?
Sách «Giáp ất».
Ý nghĩa Tên gọi của huyệt Tứ Bạch là gì?
– “Tứ” có nghĩa là bốn, ở đây có ý nói đến sự rộng rãi, tất cả mọi hướng.
– “Bạch ” có nghĩa là sáng lên.
Huyệt nằm ở phía dưới mắt. Cơ quan thị giác, chủ yểu có dấu hiệu ở sự rối loạn mắt như mờ thị giác, đỏ mắt, ngứa mắt, đục nhân mắt. Nó có thế làm cho sáng mắt. Cho nên có tên là Tứ bạch (tất cả đều sáng lên).
Huyệt thứ:
2 Thuộc VỊ kinh.
Vị trí của huyệt Tứ Bạch nằm ở đâu?
1. Vị trí xưa:
Phía dưới mắt, con ngươi kéo thăng xuống 1 thốn (Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).
2. Vị trí nay:
Điểm giữa mi dưới thẳng xuống 1 thốn, ở lỗ dưới hố mắt.
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Tứ Bạch là gì?
là bờ dưói cơ vong mi, cơ vuông môi trên. Dưới nữa là chỗ tiếp khớp của xương gò má vói xương hàm trên Thần kinh: nhánh dây thần kinh mặt và nhánh dưới hố mắt của dây thầh kinh sinh ba. Da vùng huyệt chi phối bỏi thần kinh sọ não v2.
Hiệu năng của huyệt Tứ Bạch là gì?
Khu phong minh mục, sơ can lợi đởm.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Tứ Bạch là gì?
1. Tại chồ, Theo kinh:
Liệt thần kinh mặt, co rút thần kinh mặt, đau thần kinh sinh ba, phù mặt do dị ứng.
2. Toàn thân:
Viêm giác mạc, cận thị, viêm mũi, giun chui ống mật.
Kinh nghiệm Lâm sàng của huyệt Tứ Bạch là gì?
Kinh nghiệm hiện nay:
Phối Đởm-nang huyệt. Thiên khu, Quan nguyên, trị giun chui ống mật. Phối Dương bạch, Địa thương, Phong trì, Hợp cốc trị liệt mặt.
Phối Toản trúc, Ty-trúc không Dương bạch trị liệt mặt, mắt nhắm không khít Phối Quang minh trị mắt nhìn kém. Phối Phong trì trị ra gió chảy nước mắt. Phối Thái dương trị đỏ mắt.
Phương pháp châm cứu:
Châm Thẳng, sâu 0,3 – 0,8 thốn – Xiên, sâu 0,8 – 1 thốn, tại chỗ có cảm giác căng tức – Khi trị đau thần kinh sinh ba có thể châm xiên từ dưới hướng ra phía ngoài lên trên sâu 0,3 – 0,5 thốn, châm kim vào lỗ dưới hố mắt có cảm giác nhu’ điện giật lan đến vùng môi trên.
* Chú ý Châm mũi kim hướng lên trên, vào lồ dưới hó mắt, không nên châm sâu quá, nếu châm sâu quá có thể chui vào hố mắt tổn thương tói nhàn cầu.
Tham khảo của huyệt Tứ Bạch:
1. «Đồng nhân» ghi rằng: “Hễ dùng châm cần định hưdng châm mới châm, nếu châm sâu quá làm cho bệnh nhân đen quanh mắt, khi châm nên châm 3 phân là được”.
2. «Giáp ất» ghi rằng: “Cứu 7 lửa”.
3. «Tô vấn – Khí phú ỉuận thiên»: Vương Băng ghi rằng: “Châm vào 4 phân, khống được cứu”. Trên lâm sàng không nên cứu là tốt.
4. «Giáp ất>> quyển thứ 12 ghi rằng: “Đau mắt, méo miệng, mắt lèm nhèm không rõ, dùng tứ bạch để châm”.
5. «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Tứ bạch chủ về đau đầu chóng mặt, mắt đỏ đau, mắt nhìn không rõ, ngứa mắt, mắt có màng che, lệch miệng khó nói”.