KINH THẬN

Dũng tuyền

Tỉnh mộc huyệt của Thận. Huyệt còn có tên địa xung, quệ tâm, quyết tâm, địa cù.

Vị trí: lấy ở điểm nối 2/5 trước với 3/5 sau của đoạn đầu ngón chân 2 và giữa bờ sau gót chân, trong chỗ lõm ở gan bàn chân.

Tác dụng: thanh thận nhiệt, giáng âm hỏa, định thần chí, khai khiếu định thần, giải quyết nghịch; dùng để điều trị nóng hay lạnh gan bàn chân, đau mặt trong đùi, thoát vị, cấp cứu chết đuối, hôn mê, váng đầu hoa mắt.

Nhiên cốc

Huỳnh hỏa huyệt của Thận. Huyệt còn có tên là long uyên, long tuyện, nhiên cốt.

Vị trí: huyệt ở sát giữa bờ dưới xương thuyền và ở trên đường tiếp giáp da gan và lưng bàn chân.

Tác dụng: thối thận nhiệt, sơ quyết khí, lý hạ tiêu; dùng để điều trị đau, sưng khớp bàn chân, đái đục, di tinh, liệt dương, kinh nguyệt không đều, ngứa âm hộ, trẻ em kinh phong, cấm khẩu, ho ra máu, sốt rét, tiêu khát, tự ra mồ hôi, đạo hãn, ù tai, điếc tai.

Thái khê

Nguyên huyệt, du thổ huyệt của Thận. Huyệt còn có tên là lữ tế.

Vị trí: điểm giữa đường nối từ gân cơ Achille đến mỏm cao mắt cá trong.

Tác dụng: tư thận âm, thanh nhiệt, mạnh lưng gối, thối hư nhiệt, tráng nguyên dương, lý bào cung; dùng để điều trị đau cổ chân, kinh nguyệt không đều, liệt dương, tay chân lạnh do trúng hàn, đau răng, đau sưng vú, đau vùng tim.

Đại chung

Lạc huyệt của Thận.

Vị trí: hõm chỗ gân cơ Achille bám vào xương gót chân, mặt trong chân.

Tác dụng: điều thận, hòa huyết, bổ ích tinh thần; dùng để điều trị đau cổ chân, tiểu ít, kinh nguyệt không đều, suyễn, ho hen, táo bón.

Thủy tuyền

Khích huyệt của Thận.

Vị trí: huyệt ở chỗ lõm dưới huyệt thái khê 1 thốn.

Tác dụng: thông điều kinh nguyệt, sơ tiết hạ tiêu; dùng để điều trị đau sưng mặt trong gót chân, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, đái rắt.

Phục lưu

Kinh kim huyệt của Thận. Huyệt còn có tên xương dương, ngoại mạng, ngoại du, phục cừu.

Vị trí: từ huyệt thái khê đo thẳng lên 2 thốn

Tác dụng: điều thận khí, thanh thấp nhiệt, lợi bàng quang, khử thấp tiêu trệ, tư thận nhuận táo; dùng để điều trị đau tại chỗ, đái rắt, miệng khô, sôi bụngs, phù thũng, ra mồ hôi trộm.

Âm cốc

Hợp thổ huyệt của Thận.

Vị trí: huyệt ở đầu trong nếp khoeo chân, sau lồi cầu trong xương chày, trong khe của gân cơ bán gân và gân cơ bán mạc.

Tác dụng: trừ thấp, thông tiểu, tư thận, thanh nhiệt, sơ tiết quyết khí, lợi hạ tiêu; dùng để điều trị đau sưng mặt trong đầu gối, đái rắt, đái buốt, băng lậu, thoái vị, liệt dương.

Bài trướcBệnh thoát vị đĩa đệm cột sống
Bài tiếp theoBệnh Gan nhiễm mỡ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.