CÁC HUYỆT TRÊN KINH KINH VỊ

Địa thương

Huyệt hội của kinh dương minh ở tay và chân với mạch Dương kiểu. Huyệt này còn có tên vị duy, hộ duy.

Vị trí: giao điểm của đường kéo dài từ khoé miệng ngang ra và rãnh mũi miệng.

Tác dụng: khu phong tà, thông khí trệ; dùng để điều trị đau răng, liệt dây VII, đau dây thần kinh mặt.

Giáp xa

Huyệt giáp xa có tên khúc nha, cơ quan, quỷ sàng.

Vị trí: trên đường nối góc hàm với khoé miệng, cách góc hàm 1 thốn ; huyệt nằm trên bờ cao nhất của cơ nhai (khi cắn răng).

Tác dụng: sơ phong thông lạc, lợi răng khớp; dùng để điều trị đau răng, liệt mặt, đau dây thần kinh V.

Thiên xu

Mộ huyệt của Đại trườnHuyệt này còn có tên thiên khu, tường khê, cốc môn, trường cốc, tuần tế, tuần nguyên, phát nguyên.

Vị trí: từ rốn đo ngang ra 2 bên mỗi bên 2 thốn.

Tác dụng: sơ điều đại trường, lý khí tiêu trệ; dùng để điều trị đau bụng, rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu, nôn, táo bón, tiêu chảy.

Lương khâu

Khích huyệt của Vị. Huyệt còn có tên lương khưu, hạc đỉnh, khóa cốt.

Vị trí: huyệt ở trên góc trên ngoài xương bánh chè 2 thốn, trong khe giữa gân cơ thẳng trước và cơ rộng ngoài của cơ tứ đầu đùi.

Tác dụng: thông điều vị khí, hòa trung giáng nghịch, khu phong hóa thấp; dùng để điều trị đau sưng gối, cơn đau dạ dày, tắc tia sữa, viêm tuyến vú.

Túc tam lý

Hợp thổ huyệt của Vị. Huyệt này còn có tên là hạ tam lý, hạ lăng, quỷ tà.

Vị trí: hõm dưới ngoài xương bánh chè đo xuống 3 thốn, cách mào chày 1 thốn.

Tác dụng: lý tỳ vị, điều trung khí, hòa trường tiêu trệ, thông điều kinh lạc khí huyết, phù chính, bồi nguyên, bổ hư nhược; dùng để điều trị đau sưng gối, liệt nửa người, đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, tắc tia sữa, viêm tuyến vú, nâng tổng trạng.

Phong long

Lạc huyệt của Vị.

Vị trí: bờ trước mắt cá ngoài đo lên 8 thốn, huyệt nằm trong khe cơ duỗi chung các ngón và cơ mác bên ngắn (vểnh bàn chân và xoay bàn chân ra ngoài để nhìn rõ khe cơ).

Tác dụng: hòa vị khí, hóa đờm thấp, định thần chí; dùng để điều trị đau nhức tại chỗ, liệt nửa người, đau bụng, đau ngực, đau họng, đau đầu, nôn, đờm tích, hen suyễn, điên cuồng.

Giải khê

Kinh hỏa huyệt của Vị. Huyệt này còn có tên là hài đái, hài đới.

Vị trí: lấy ở nếp gấp trước của khớp cổ chân, trong khe gân cơ cẳng chân trước và gân cơ duỗi riêng ngón cái.

Tác dụng: trợ tỳ khí, hóa thấp trệ, thanh vị nhiệt, định thần chí; dùng để điều trị đau nhức cổ chân, đầy bụng, đau đầu, đau mắt, mặt sưng nề, đau răng, tắc tia sữa, viêm tuyến vú, đại tiện khó, điên cuồn

Xung dương

Nguyên huyệt của Vị. Huyệt này còn có tên hội nguyên, phụ dương, hội cốt, hội dũng.

Vị trí: trung điểm đường nối từ hõm giữa gân cơ chày trước và gân cơ gấp riêng ngón chân cái (ở lằn chỉ cổ chân) đến hõm giữa 2 xương đốt bàn chân 2 và 3.

Tác dụng: phò thổ hóa thấp, hòa vị định thần; dùng để điều trị bàn chân sưng đau, đau bụng, liệt nửa người, đau răng, điên cuồng.

Hãm cốc

Du mộc huyệt của Vị.

Vị trí: khe ngón chân 2 – 3, nơi nối giữa thân và đầu gần xương bàn ngón 2.

Tác dụng: đau sưng bàn chân, đau bụng, đau mắt, sốt không có mồ hôi.

Nội đình

Huỳnh thủy huyệt của Vị.

Vị trí: ép sát 2 đầu ngón chân 2 và 3, huyệt ở đầu nếp kẽ 2 ngón chân, huyệt nằm ở mặt lưng bàn chân, ngang chỗ nối thân với đầu gần xương đốt 1 ngón chân.

Tác dụng: thông giáng vị khí, thanh vị tiết nhiệt, lý khí trấn thống, hòa trường hóa trệ; dùng điều trị đau nhức tại chỗ, đau bụng, đau răng hàm trên, chảy máu cam, đau họng, liệt mặt, lỵ, tiêu chảy, bí trung tiện, sốt không có mồ hôi.

Lệ đoài

Tỉnh kim huyệt của Vị. Huyệt còn có tên tráng cốt, thần thượng đoan.

Vị trí: trên đường tiếp giáp da gan chân với da lưng bàn chân, huyệt ở góc ngoài gốc móng chân 2.

Tác dụng: thông kinh, chống huyết nghịch, hòa vị thanh thần, sơ tiết tà nhiệt ở dương minh; dùng để điều trị chân lạnh, đầy bụng, đau bụng, đau răng, chảy máu cam, liệt mặt, không muốn ăn, mộng mị, sốt không có mồ hôi.

Bài trướcBệnh thoát vị đĩa đệm cột sống
Bài tiếp theoBệnh Gan nhiễm mỡ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.