Kinh (Thủ dương minh) đại trường

Lộ trình đường kinh

Bắt đầu từ góc ngoài gốc móng trỏ, chạy dọc theo bờ ngón trỏ, đi qua kẽ giữa 2 xương bàn tay 1 và 2 (hợp cốc), chạy tiếp vào hố tam giác. Đi dọc bờ ngoài cẳng tay đến nếp gấp ngoài nếp khuỷu(khúc trì). Đến phía trước mỏm vai (kiên ngung) đi theo bờ sau vai giao hội với kinh (thái dương) Tiểu trường ở huyệt bỉnh phong và với Đốc mạch ở huyệt đại chùy. Trở lại hố trên đòn, tiếp tục đi lên cổ, lên mặt vào chân răng hàm dưới rồi vòng môi trên. Hai kinh giao nhau ở nhân trung và kinh bên phải tận cùng ở cạnh cánh mũi bên trái, kinh bên trái tận cùng ở cạnh cánh mũi bên phải.

Từ hố thượng đòn, có nhánh ngầm đi vào trong liên lạc với Phế, qua cơ hoành đến Đại trường.

Các huyệt trên đường kinh Đại trường

Có tất cả 20 huyệt trên đường kinh Đại trường. Những huyệt tên nghiêng là những huyệt thông dụng.

Thương dương

Hợp cốc

Ôn lưu

Thủ tam lý

Thủ ngũ lý

Cự cốt

Hòa liêu

Nhị gian

Dương khê

Hạ liêm

Khúc trì

Tý nhu

Thiên đảnh

Nghinh hương

Tam gian

Thiên lịch

Thượng liêm

Trửu liêu

Kiên ngung

Phù đột

Biểu hiện bệnh lý

Đoạn 3, thiên Kinh mạch, sách Linh khu có câu:

“Nếu là bệnh thuộc Thị động sẽ làm cho đau răng, cổ sưng thũnVì là chủ tân dịch cho nên nếu bệnh thuộc Sở sinh sẽ làm cho mắt vàng, miệng khô, chảy máu mũi, cổ họng (hầu) bị tý, cánh tay trước vai bị đau nhức, ngón cái và ngón trỏ bị đau nhức không làm việc đượKhi nào khí hữu dư, thì những nơi mà mạch đi qua sẽ bị nhiệt và sưng thũnKhi nào khí hư sẽ làm cho bị hàn run lên, không ấm trở lại được.

“Thị động tắc bệnh xỉ thống, cảnh thũnThị chủ tân dịch Sở sinh bệnh giả, mục hoàng khẩu can, cừu nục, hầu tý, kiên tiền nao thống, đại chỉ thứ chỉ thốnKhí hữu dư tắc dương mạch sở quá giả nhiệt thũnHư hắc hàn lật, bất phục…”

Triệu chứng xuất hiện do nguyên nhân bên ngoài

Đau nhức răng

Viêm đau nướu răng

Cổ họng sưng đau

Triệu chứng xuất hiện do nguyên nhân bên trong:

Mắt vàng.

Họng khô.

Chảy máu mũi.

Sưng đau họng (hầu).

Đau mặt trước vai, cánh tay, ngón cái và ngón trỏ bị đau nhức không làm việc được.

Bệnh thực:

Phát sốt.

Cảm giác nóng vùng mà đường kính đi qua.

Bệnh hư: sợ lạnh, lạnh run

Kinh (thủ dương minh) đại trường

Lộ trình kinh chính Đại trường có liên hệ đến:

Chức năng phế và đại trường.

Vùng cơ thể: mũi, răng hàm dưới, mặt ngoài vai, mặt ngoài cánh tay, mặt sau ngoài cẳng tay-bàn tay.

Do kinh Đại trường là kinh dương nên được vận dụng vào chẩn đoán và điều trị chủ yếu ở phần ngoài, nông của cơ thể.

Do có liên hệ đến các vùng cơ thể như mũi, răng hàm dưới, mặt ngoài vai, mặt ngoài cánh tay, mặt sau ngoài cẳng tay – bàn tay nên bệnh thực của Đại trường thường là những triêu chứng của viêm nhiễm vùng mũi – họng, viêm tuỷ răng và đau vùng đường kinh đi qua.

Do kinh Đại trường có quan hệ với dương minh (táo – kim) nên những biểu hiện thường mang tính chất của khô, táo, nhiệt: sốt cao, họng khô, chảy máu mũi, mũi khô, táo bón.

Những huyệt thường dùng của kinh Đại trường: hợp cốc, thiên lịch, thủ tam lý, khúc trì, tý nhu, kiên ngung, nghinh hương.

Bài trướcBệnh thoát vị đĩa đệm cột sống
Bài tiếp theoBệnh Gan nhiễm mỡ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.